Đắk Lắk: Vượt mốc 7.000 ca nhiễm Covid-19, dự báo đỉnh dịch vào nửa đầu tháng 12

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ngành y tế Đắk Lắk nhận định dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh đạt đỉnh vào cuối tháng 11 và nửa đầu tháng 12 với số ca mắc tích lũy có thể từ 8.000 - 10.000.
Ngày 24.11, Sở Y tế Đắk Lắk cho biết toàn tỉnh ghi nhận 7.006 ca nhiễm Covid-19; trong đó đang điều trị 1.587 ca, khỏi bệnh 5.381 ca, tử vong 38 ca. TP.Buôn Ma Thuột là địa phương có số ca mắc nhiều nhất tỉnh, với 1.939 ca.
Theo Sở Y tế Đắk Lắk, trong tháng 11, tình hình dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh diễn biến hết sức phức tạp, khó lường; số trường hợp mắc bệnh phát hiện trong cộng đồng chiếm tỷ lệ cao. Trong thời gian tới, số ca mắc mới trung bình một ngày từ 130 - 170 trường hợp, dự kiến dịch bệnh trên địa bàn Đắk Lắk đạt đỉnh vào cuối tháng 11 và nửa đầu tháng 12 với số ca mắc tích lũy có thể lên đến từ 8.000 - 10.000 ca bệnh.
 
Bệnh viện dã chiến số 3 điều trị bệnh nhân Covid-19 ở TP.Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) hoạt động từ ngày 16.11. Ảnh: Trung Chuyên
Bệnh viện dã chiến số 3 điều trị bệnh nhân Covid-19 ở TP.Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) hoạt động từ ngày 16.11. Ảnh: Trung Chuyên
Để khống chế dịch bệnh, toàn tỉnh Đắk Lắk hiện có 34 khu vực đang phong tỏa, 10 cơ sở cách ly tập trung tuyến tỉnh, hơn 100 cơ sở cách ly tập trung tại các huyện trưng dụng từ trường học, các cơ sở y tế, công an, quân đội. Tỉnh đã thiết lập 7 cơ sở điều trị bệnh nhân Covid-19 với quy mô 3.722 giường bệnh theo mô hình tháp 3 tầng và dự kiến tăng lên 5.580 giường.
“Hiện các cơ sở điều trị bệnh nhân vẫn đang còn thiếu nhiều trang thiết bị, vật tư y tế, nhân lực có trình độ cao trong điều trị nên rất dễ chuyển mức độ nặng và nguy kịch của bệnh nhân nếu không được chăm sóc kịp thời”, Sở Y tế Đắk Lắk đánh giá.
Mới đây, UBND tỉnh Đắk Lắk đã ban hành kế hoạch quản lý và chăm sóc sức khỏe các ca nhiễm Covid-19 (F0) tại nhà nhằm giảm tải việc nhập viện điều trị cho bệnh nhân không có triệu chứng hoặc có triệu chứng bệnh nhẹ. UBND tỉnh cũng giao Sở Y tế triển khai thực hiện kế hoạch này, chủ trì lựa chọn một số địa phương có đủ điều kiện thực hiện thí điểm điều trị F0 tại nhà và tổ chức đánh giá kết quả thực hiện trước khi quyết định nhân rộng mô hình trên địa bàn toàn tỉnh.
Theo Trung Chuyên (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng: Đã 3 lần từ chối, nhưng sau vẫn nhận tiền là sai lầm

Cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng: Đã 3 lần từ chối, nhưng sau vẫn nhận tiền là sai lầm

Tiếp tục xét hỏi các bị cáo là cựu lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng về hành vi nhận hối lộ hàng tỷ đồng của bị cáo Nguyễn Cao Trí (Tổng Giám đốc Công ty Sài Gòn Đại Ninh), chủ tọa Trần Nam Hà đề nghị các bị cáo “đi thẳng vào vấn đề”, không trình bày lòng vòng.