Đắk Lắk: Nuôi loài tắc kè đặc sản bám dính như keo, chăm nhàn như giải trí mà ông nông dân 7X kiếm bộn tiền

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Đầu năm 2019, anh Nguyễn Văn Tài (SN 1972), ở thôn Hiệp Hưng, xã Quảng Hiệp (huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk) ra Hà Nội tìm mua 60 con tắc kè giống về nuôi sinh sản. Thời gian đầu, do thiếu kinh nghiệm, sau vài tháng nuôi, nhiều con tắc kè bị chết do mắc bệnh.
Thất bại nhưng không bỏ cuộc, anh Nguyễn Văn Tài, xã Quảng Hiệp (huyện Cư M'gar, tỉnh Đắk Lắk) tìm tới trang trại nuôi tắc kè ở các huyện lân cận để học hỏi kinh nghiệm. Đồng thời anh tham khảo thêm kiến thức, kỹ thuật nuôi tắc kè trên sách báo, mạng ỉnternet... 
 
Anh xã Quảng Hiệp (huyện Cư M'gar, tỉnh Đắk Lắk) kiểm tra trọng lượng tắc kè và đàn dế nuôi.
Anh xã Quảng Hiệp (huyện Cư M'gar, tỉnh Đắk Lắk) kiểm tra trọng lượng tắc kè và đàn dế nuôi.
Cuối năm 2019, anh Nguyễn Văn Tài dành thời gian học hỏi về kỹ thuật nuôi tắc kè, chăm sóc tắc kè tại một trang trại nuôi tắc kè ở huyện Ea Kar. Sau đó, anh quyết định mua gần 100 con tắc kè giống về gây nuôi sinh sản. 
Anh Tài chia sẻ: “Quy mô nuôi tắc kè ban đầu chỉ 10 m2. Đến năm 2020 gia đình tôi đã đầu tư xây dựng chuồng trại tăng quy mô lên 50 m2 diện tích nuôi tắc kè. Hiện gia đình tôi đang nuôi hơn 400 con tắc kè, gồm cả con tắc kè giống và tắc kè thương phẩm. Lúc nhiều nhất nhà tôi nuôi tắc kè với số lượng lên đến 500 con”. 
Anh Tài cho biết, anh đang bán tắc kè thương phẩm với giá tắc kè từ 150.000 – 250.000 đồng/con tuỳ theo trọng lượng. Khách hàng mua tắc kè chủ yếu về gây nuôi sinh sản hoặc làm dược liệu. Thị trường tiêu thụ tắc kè mở rộng sang các tỉnh Đắk Nông, Bình Phước và TP Hồ Chí Minh...
Anh Nguyễn Văn Tài cho biết, nuôi tắc kè đòi hỏi quy trình chăm sóc nghiêm ngặt như thức ăn sạch, chuồng trại thông thoáng, đủ ánh sáng tự nhiên, chuồng mát mẻ. Hằng tuần phải phun thuốc sát trùng và thường xuyên vệ sinh sạch sẽ để tắc kè không bị bệnh ngoài da, bệnh tiêu hóa. 
Mùa sinh sản của tắc kè từ tháng 4 đến tháng 8 âm lịch hằng năm. Mỗi lứa một con tắc kè mẹ sinh sản từ 6 - 8 quả trứng, sau 2 - 3 tháng thì trứng tắc kè nở. Tắc kè mẹ đẻ liên tục trong nhiều năm. 
Kinh nghiệm khi nuôi tắc kè là ngoài việc cung cấp đủ thức ăn, nước uống, cần phải chú ý ghép đàn theo tỷ lệ 1 đực với 4 cái/chuồng nuôi để tắc kè sinh sản tốt và nhân đàn nhanh. 
Ngoài bán con tắc kè giống và tắc kè thương phẩm, thời gian tới, anh Tài dự định xây dựng nhà xưởng chế biến tắc kè thành các sản phẩm như cao tắc kè, bột tắc kè khô, rượu tinh chất tắc kè…
Nuôi giống bò to bự, "trơn lông đỏ da", con nào cũng nặng 4-6 tạ, một nông dân tỉnh Bình Định trúng lớn
Anh Nguyễn Văn Tài đã nuôi dế mèn để chủ động nguồn thức ăn cũng như phòng dịch bệnh cho tắc kè, vừa tiết kiệm chi phí. 
Anh làm chuồng nuôi dế bằng cách đóng các thùng bọc ni lông với diện tích 1,2 x 2,4 m; bên trong dựng các khay xốp làm nơi trú ngụ cho dế. 
Từ 2 thùng nuôi thử nghiệm dế mèn, đến nay anh Tài đã mở rộng lên 20 thùng nuôi dế. Thức ăn cho dế chủ yếu là lá sắn, bắp cải, bí ngô...
Ngoài làm thức ăn cho tắc kè, anh Tài còn bán dế thịt thương phẩm. 20 thùng nuôi dế sau 45 ngày sẽ cho thu hoạch khoảng 50 - 60 kg dế thịt thương phẩm được anh bán với giá 150.000 đồng/kg.
Hiện nay mô hình nuôi tắc kè kết hợp nuôi dế thịt thương phẩm mang lại cho gia đình anh Nguyễn Văn Tài, thôn Hiệp Hưng, xã Quảng Hiệp (huyện Cư M'gar, tỉnh Đắk Lắk) thu nhập khoảng 50 triệu đồng/năm sau khi trừ chi phí. 
Theo Dân Việt

Có thể bạn quan tâm