Đắk Lắk: Ngành y tế thiếu hơn 1.800 chỉ tiêu biên chế

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Hiện nay tỉnh Đắk Lắk vẫn đang còn thiếu hơn 1.800 chỉ tiêu biên chế trong ngành y tế, ảnh hưởng đến công tác chăm sóc sức khỏe người dân. Đây là một con số báo động.
Ngày 25-12, Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk thông tin, Sở vừa có báo cáo gửi Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh về việc huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực phục vụ cho công tác chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng.
Theo Sở Y tế Đắk Lắk, số lượng chỉ tiêu biên chế viên chức được giao cho các đơn vị sự nghiệp y tế là rất thấp. Có nhiều đơn vị (nhất là tuyến bệnh viện) đang trong tình trạng thiếu hụt nhân lực, ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ người bệnh.
Ảnh minh họa: Bảo Trung
Ảnh minh họa: Bảo Trung
Nếu tính theo Đề án vị trí việc làm, cơ cấu chức danh nghề nghiệp viên chức, cũng như tính định biên chế (theo Thông tư 08/2007/TTLT-BYT-BNV của Bộ Y tế và Bộ Nội vụ) thì nguồn nhân lực của cả ngành y tế địa phương đang còn thiếu trên 1.800 chỉ tiêu biên chế.
Lãnh đạo Sở Y tế Đắk Lắk cho hay, hiện, định mức giao biên chế viên chức cho các đơn vị sự nghiệp là rất thấp nên việc thực hiện tinh giản biên chế rất khó khăn, tỉ lệ thực hiện tinh giản thấp. Có nhiều đơn vị (nhất là tuyến bệnh viện) đang trong tình trạng thiếu hụt nhân lực, quá tải bệnh nhân, công suất sử dụng giường bệnh của nhiều bệnh viện đạt từ 110% đến 130%, ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ người bệnh. Do vậy, cần phải bổ sung biên chế để tuyển dụng bổ sung vào các vị trí, bộ phận công tác quan trọng.
Trong khi đó, từ năm 2020 đến tháng 6-2022, ngành Y tế tỉnh Đắk Lắk có đến 159 công chức, viên chức y tế xin thôi việc. Nguyên nhân chủ yếu là do chính sách về tiền lương, chế độ phụ cấp chưa tương xứng với khối lượng, môi trường, điều kiện làm việc.
Số lượng viên chức y tế thôi việc nhiều nhất là viên chức có trình độ từ bác sĩ y khoa trở lên (83 người, chiếm 53,5%) làm việc tại các bệnh viện tuyến tỉnh và Trung tâm y tế tuyến huyện (cơ sở y tế có giường bệnh, hệ điều trị) thuộc các chuyên ngành khác nhau như Nội, Ngoại, Sản, Nhi, Chẩn đoán hình ảnh, Răng-Hàm-Mặt, Tai- Mũi-Họng,…) là những nhân lực y tế chất lượng, có nhiều kinh nghiệm công tác.
Để phát triển nguồn nhân lực y tế cân đối và hợp lý cần đạt được các chỉ tiêu cơ bản thì địa phương cần có trên 7 bác sĩ/10.000 dân vào năm 2010 và trên 8 bác sĩ/10.000 dân vào năm 2020. Tuy nhiên, hiện nay, tỉnh Đắk Lắk mới đạt tỷ lệ 7,15 bác sĩ/vạn dân.
L.H (theo laodong, nguoilaodong)

Có thể bạn quan tâm

Tập trung phát triển du lịch cộng đồng ở Kon Plông

Tập trung phát triển du lịch cộng đồng ở Kon Plông

Thực hiện Chỉ thị số 27 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum về phát triển du lịch cộng đồng tại các thôn (làng) đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn, Ban Thường vụ Huyện ủy Kon Plông đã nỗ lực, tập trung hiện thực các chỉ đạo, đến nay đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Xa dần tiếng trống hơ gơr

Xa dần tiếng trống hơ gơr

(GLO)- Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, trống là vật thiêng, có Yàng trống bảo hộ, có giá trị cao nên cất giữ nơi trang trọng và được đem ra dùng trong những dịp lễ hội lớn của buôn làng hoặc gia đình. Ngày nay, các buôn làng ở Tây Nguyên dường như xa dần tiếng trống hơ gơr.

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Nửa thế kỷ sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đường Trường Sơn – đường mòn Hồ Chí Minh đã đi vào lịch sử như một huyền thoại, có ý nghĩa trong đấu tranh giải phóng dân tộc và công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc giai đoạn hiện nay.