Đắk Lắk: Hàng loạt giáo viên sử dụng bằng giả bị buộc thôi việc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Huyện Cư Kuin (Đắk Lắk) đang xử lý 10 trường hợp liên quan đến vụ việc hàng chục cán bộ, giáo viên sử dụng bằng tốt nghiệp THPT giả.
Sáng 29/9, theo ông Võ Tấn Huy - Chủ tịch UBND huyện Cư Kuin, đơn vị đã buộc thôi việc, chấm dứt hợp đồng và đang xử lý những trường hợp sử dụng bằng tốt nghiệp THPT giả công tác tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn.
Ông Huy cho biết, sau khi huyện nhận được văn bản của công an tỉnh về sự việc trên, huyện đã tiến hành kiểm tra, xử lý. Theo đó, các trường hợp trên đều thừa nhận bằng tốt nghiệp THPT giả và sử dụng bằng để học lên cao rồi xin việc vào các cơ quan nhà nước và xét tuyển viên chức.

UBND huyện Cư Kuin đã và đang xử lý 10 trường hợp sử dụng bằng tốt nghiệp THPT giả. Ảnh: P.H
UBND huyện Cư Kuin đã và đang xử lý 10 trường hợp sử dụng bằng tốt nghiệp THPT giả. Ảnh: P.H
Hiện, UBND huyện đã buộc thôi việc 5 trường hợp (giáo viên, nhân viên các trường học); chấm dứt hợp đồng lao động đối với 2 trường hợp (nhân viên y tế trường học); riêng đối với 2 trường hợp nhân viên bảo vệ hợp đồng tại trường học, UBND huyện đã giao hiệu trưởng đơn vị xử lý theo thẩm quyền.
Đáng chú ý, những trường hợp sử dụng bằng giả để công tác tại các cơ quan, đơn vị có thâm niên công tác hàng chục năm. "Huyện sẽ cương quyết xử lý nghiêm những trường hợp sử dụng bằng giả để công tác, với quan điểm không bao che, dung túng", Chủ tịch UBND huyện Cư Kuin nhấn mạnh.

Trước đó, Phòng An ninh chính trị nội bộ (Công an tỉnh Đắk Lắk) cho biết, đơn vị vừa phát hiện 20 trường hợp sử dụng bằng giả và bằng không hợp lệ tại một số trường học, cơ quan ở huyện Cư Kuin. Ảnh: P.H
Trước đó, Phòng An ninh chính trị nội bộ (Công an tỉnh Đắk Lắk) cho biết, đơn vị vừa phát hiện 20 trường hợp sử dụng bằng giả và bằng không hợp lệ tại một số trường học, cơ quan ở huyện Cư Kuin. Ảnh: P.H
Ông Huy cho biết thêm, đến thời điểm hiện tại huyện mới nắm được thông tin về 10 trường hợp sử dụng bằng THPT giả (tính đến ngày 23/7) và tiến hành xử lý. Riêng thông tin 20 người sử dụng bằng giả như công an cung cấp cho báo chí, có thể phát sinh thêm, đến nay huyện chưa nhận được văn bản từ phía công an.
Trước đó, 20 trường hợp sử dụng bằng giả và bằng không hợp lệ tại một số trường học, cơ quan ở huyện Cư Kuin đã bị phát hiện.
Tất cả các trường hợp này đều chưa tốt nghiệp THPT nhưng sau đó nhờ người làm giả bằng tốt nghiệp THPT để tiếp tục được theo học tại các trường đại học, cao đẳng.
Theo đại tá Nguyễn Hữu Lương - Trưởng Phòng An ninh chính trị nội bộ - Công an tỉnh Đắk Lắk, các trường hợp sử dụng bằng giả này phần lớn đang làm giáo viên. Những người không đủ trình độ, đạo đức đã dùng bằng giả, bằng không hợp lệ để đi xin việc, sẽ ảnh hưởng đến thế hệ tương lai.
Theo Phương Hằng (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng: Đã 3 lần từ chối, nhưng sau vẫn nhận tiền là sai lầm

Cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng: Đã 3 lần từ chối, nhưng sau vẫn nhận tiền là sai lầm

Tiếp tục xét hỏi các bị cáo là cựu lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng về hành vi nhận hối lộ hàng tỷ đồng của bị cáo Nguyễn Cao Trí (Tổng Giám đốc Công ty Sài Gòn Đại Ninh), chủ tọa Trần Nam Hà đề nghị các bị cáo “đi thẳng vào vấn đề”, không trình bày lòng vòng.