Đắk Lắk: Đâm chết bạn nhậu 'xin về nhà vì vợ sắp sinh', lãnh 20 năm tù

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nhậu xong, tiếp tục hát karaoke đến khuya, anh Q. xin phép về nhà vì vợ mang thai sắp sinh thì bị bạn nhậu dùng dao đâm chết.

Bị cáo Đỗ Viết Dương tại phiên tòa. Ảnh: Hoàng Bình
Bị cáo Đỗ Viết Dương tại phiên tòa. Ảnh: Hoàng Bình
Liên quan vụ án hình sự dùng dao đâm chết bạn nhậu, ngày 19.8, TAND tỉnh Đắk Lắk xét xử sơ thẩm, tuyên phạt bị cáo Đỗ Viết Dương (38 tuổi, trú xã Ea Păl, H.Ea Kar, Đắk Lắk) 20 năm tù về tội giết người.
Theo cáo trạng, ngày 16.12.2020, Dương mời anh N.X.Q (36 tuổi) và Lê Văn Cường (35 tuổi, trú cùng xã Ea Păl) và một số người bạn đến nhà Dương nhậu.
Khoảng 21 giờ cùng ngày, khi mọi người ra về, anh Q. và Cường ở lại cùng Dương tiếp tục uống bia và hát karaoke tại quán cà phê trong khuôn viên nhà của Dương.
Đến khoảng 23 giờ cùng ngày, anh Cường xin phép về nhà. Anh Q. lấy lý do trời đã khuya và vợ mang thai gần sinh, đang ở nhà một mình nên cũng xin phép về cùng anh Cường.
Khi anh Q. nói lấy xe máy chở anh Cường về thì Dương không đồng ý. Dương bảo anh Q. lấy xe ô tô của Dương để chở Cường về rồi quay lại uống bia và hát tiếp.
Anh Q. không đồng ý với ý kiến của Dương và ra lấy xe máy để về thì bị Dương giật lấy chìa khóa xe máy ném vào trong xe ô tô của Dương. Tiếp đó, Dương lấy một con dao dài trên xe ô tô đâm một nhát vào vùng ngực trái khiến anh Q. gục xuống và tử vong sau đó.
Sau khi anh Q. bị bạn nhậu đâm chết, 6 ngày sau vợ của anh sinh con đầu lòng.
Theo Trung Chuyên (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Tập trung phát triển du lịch cộng đồng ở Kon Plông

Tập trung phát triển du lịch cộng đồng ở Kon Plông

Thực hiện Chỉ thị số 27 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum về phát triển du lịch cộng đồng tại các thôn (làng) đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn, Ban Thường vụ Huyện ủy Kon Plông đã nỗ lực, tập trung hiện thực các chỉ đạo, đến nay đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Xa dần tiếng trống hơ gơr

Xa dần tiếng trống hơ gơr

(GLO)- Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, trống là vật thiêng, có Yàng trống bảo hộ, có giá trị cao nên cất giữ nơi trang trọng và được đem ra dùng trong những dịp lễ hội lớn của buôn làng hoặc gia đình. Ngày nay, các buôn làng ở Tây Nguyên dường như xa dần tiếng trống hơ gơr.