Đắk Lắk: Bất ngờ vườn "mọc" lên toàn sâm củ to bự sau khi 8X quyết chặt cà phê, bỏ chanh dây

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Giữa "sóng gió" giá nông sản, anh Võ Trí ở Đắk Lắk vẫn trụ vững, sống khỏe với những cách làm mà người khác cho là ngược đời. Anh chặt vườn cà phê để trồng chanh dây, chanh dây xuống giá anh lại bỏ và trồng sâm Bố Chính.
 

Chặt vườn cà phê để đất...nghỉ ngơi

Võ Trí (SN 1985) là một nông dân chính hiệu ở thôn 2, xã Ea Wy, huyện Ea H'Leo (tỉnh Đắk Lắk). Nhưng đến năm 2017, khi ở tuổi 32, Trí mới thực hiện được kiểu làm nông "ngược đời" của mình.
"Thời điểm này, nông dân bước vào giai đoạn khó khăn vì giá nông sản liên tục"nhảy múa". "Lập gia đình xong bố mẹ cho em 3ha rẫy cà phê để làm ăn. Lúc đó, em mới có thể thực hiện được những ý tưởng riêng của mình"- Trí kể với chúng tôi.
Võ Trí và vườn chanh dây sản xuất theo phương pháp hữu cơ thu về 500 triệu đồng/năm.
Võ Trí và vườn chanh dây sản xuất theo phương pháp hữu cơ thu về 500 triệu đồng/năm.
Thay vì tiếp tục chăm sóc vườn cà phê bố mẹ vừa cho, Trí đem chặt bỏ hết rồi bỏ đất trống.
"Ai cũng ngỡ ngàng trước việc làm của em. Nhưng vườn cà phê đó không mang lại hiệu quả kinh tế đáng là bao vì nhiều nguyên nhân. Nếu tiếc, em chỉ thu về sự vất vả và sự chật vật trong cuộc sống. Thế nên em quyết định tạo một sự đột phá, không thể làm mãi theo lối mòn của người đi trước"- Trí kể tiếp.
Vườn sâm Bố chính của Võ Trí đang chuẩn bị cho thu lãi tiền tỷ.
Vườn sâm Bố chính của Võ Trí đang chuẩn bị cho thu lãi tiền tỷ.
Sau khi chặt bỏ cà phê, Trí lại chẳng trồng gì cả mà để đất trống. Người dân Ea Wy lại một lần nữa ngỡ ngàng, chẳng biết Trí có bị khúng không. Riêng Trí, anh không vội vì muốn đất có thời gian được "nghỉ ngơi" sau thời gian "làm việc" liên tục.
Khi thấy đất 'nghỉ ngơi" đã đủ, Trí mua chanh dây về trồng. Một lần nữa, Trí lại làm những người người xung quanh phải ngỡ ngàng. Bởi chanh dây vốn là loại cây bấp bênh về giá cả. 
Trước nay, người dân chỉ dám trồng xen canh. Nếu gặp lúc được giá thì có thêm thu nhập, còn ngược lại họ cũng chẳng bị thiệt hại bao nhiêu. Đằng này, Trí lại trồng cả 3 ha chanh dây cùng lúc.
Sau khi bỏ trồng chanh dây, chàng trai 8X Võ Trí đã trồng sâm Bố Chính.
Sau khi bỏ trồng chanh dây, chàng trai 8X Võ Trí đã trồng sâm Bố Chính.
"Em biết thị trường tiêu thụ chanh dây không ổn định, phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc. Do đó để khắc chế "sóng gió" của giá nông sản này, em liên kết với doanh nghiệp. Đồng thời, em trồng dây theo phương pháp hữu cơ để hướng đến thị trường châu Âu...".
Nhờ cách nghĩ, cách làm khác người, vườn chanh dây của Trí luôn cho năng suất cao, trái to, đồng đều, bán được giá cao hơn nhiều so với thị trường. Mỗi năm từ 3 ha chanh dây anh thu về khoảng 500 triệu đồng.
Thay đổi để tồn tại
Mặc dù đang trên đà thắng lớn với chanh dây nhưng cuối năm 2019, Trí lại phá bỏ vườn chanh dây. Thay vào đó, Trí mang sâm Bố Chính- một loại cây trồng hoàn toàn xa lạ với người dân ở đây về trồng. Một lần nữa, chàng trai ấy lại khiến người dân hết sức ngỡ ngàng.
"Phần lớn người dân địa phương trồng tiêu, cà phê, cao su. Thời gian gần đây, giá các loại nông sản này rất bấp bênh. Bên cạnh đó, nhiều nông sản bị sâu bệnh, hạn hán khiến không ít nông dân bỏ vườn. Để giúp người dân, em sẽ sẵn sàng hỗ trợ bà con nông dân về kỹ thuật, kết nối đơn vị cung cấp nguồn giống và tiêu thụ sản phẩm"- Võ Trí cho biết.

Trí kể với chúng tôi, trước khi quyết định, anh đã có thời gian dài tìm hiểu về sâm Bố Chính. Đây là loại dược liệu quý, có giá trị kinh tế cao. 

Cùng với việc tìm hiểu về thị trường, Trí lên internet tìm tòi học hỏi kỹ thuật trồng sâm Bố Chính. Sau khi nắm vững kỹ thuật, Trí tìm cách kết nối với các doanh nghiệp bao tiêu củ sâm Bố Chính. 
Khi đã thấy mình hội đủ mọi điều kiện, Trí xuống giống cùng lúc 4 ha sâm Bố Chính.
Những củ sâm Bố Chính
Những củ sâm Bố Chính "khủng"
Trí cho biết, loài cây sâm Bố Chính này gieo đầu mùa mưa và thu hoạch vào mùa khô năm sau. Việc chăm sóc không khó, yêu cầu đất phải tơi xốp, đủ sáng, có đủ nguồn nước tưới. 
Bên cạnh đó, sâm Bố Chính làm dược liệu nên cần phải xử lý đất thật tốt trước khi trồng. Khi cây có bệnh, việc phòng trị phải được thực hiện bằng phương pháp sinh học hữu cơ.
Theo Trí, việc chăm sóc sâm Bố Chính không quá khó, chỉ cần đảm bảo một số yêu cầu về kỹ thuật.
Theo Trí, việc chăm sóc sâm Bố Chính không quá khó, chỉ cần đảm bảo một số yêu cầu về kỹ thuật.
"Nhà thu mua sẽ kiểm định gắt gao về chất lượng vì sản phẩm này chủ yếu dùng cho mục đích làm dược liệu, thực phẩm. Do đó, quá trình canh tác tuyệt đối không được sử dụng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật"- Trí nói.
Trí cho biết thêm, hiện vườn sâm của anh đã chuẩn bị cho thu hoạch, năng suất đạt khoảng 5- 6 tấn/ha. Phần lớn vườn sân Bố Chính của anh đã được doanh nghiệp bao tiêu với giá từ 60.000 – 90.000 đồng/kg. Số còn lại anh sẽ bán lẻ với giá cao hơn. Tính ra mỗi ha sâm Bố Chính, sau khi trừ chi phí, Trí bỏ túi 250 triệu đồng.
Hoa sâm Bố Chính khi nở rất đẹp và cuốn hút với màu đỏ hồng đặc trưng.
Hoa sâm Bố Chính khi nở rất đẹp và cuốn hút với màu đỏ hồng đặc trưng.
"Mùa mưa này em sẽ xuống giống thêm 2 ha cây dược liệu này. Bên cạnh đó, em sẽ vào trồng một số loại cây mới như: cà gai leo (2 ha), dưa lưới (1 sào) và đang tìm hiểu trồng thêm các giống cây ăn trái mới giá trị kinh tế cao"- Trí chia sẻ với chúng tôi.
Theo Duy Hậu (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Tiềm năng phát triển kinh tế từ Quy hoạch tỉnh Đắk Nông

Tiềm năng phát triển kinh tế từ Quy hoạch tỉnh Đắk Nông

Quy hoạch tỉnh Đắk Nông thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1757/QĐ-TTg ngày 31.12.2023 thể hiện rõ quan điểm, tầm nhìn, mục tiêu nhằm tạo vị thế, đưa Đắk Nông phát triển nhanh và bền vững, xứng tầm với các tỉnh trong khu vực và cả nước.