Đắk Lắk: Bắt 2 đối tượng bắt giữ người rồi đánh đập đến tử vong

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Hoàng Văn Truyền và Trần Minh Phụng đã nhốt  anh T.T.Â.  vào một chiếc chuồng sắt rồi khóa lại đánh đập để đòi nợ.
 
Hoàng Văn Truyền và Trần Minh Phụng tại trụ sở cơ quan Công an. Ảnh: T.X
Hoàng Văn Truyền và Trần Minh Phụng tại trụ sở cơ quan Công an. Ảnh: T.X
Ngày 20.12, Công an huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk thông tin, đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam Hoàng Văn Truyền (29 tuổi) và Trần Minh Phụng (35 tuổi) cùng trú huyện Cư Kuin để điều tra về hành vi Giữ người trái pháp luật.
Đồng thời cơ quan chức năng đang chờ kết luận giám định để khởi tố bổ sung về hành vi đánh chết người.
Trước đó, chiều 3.12, Công an huyện Cư Kuin nhận được tin báo của Trạm Y tế xã Ea Hu về việc có hai người chạy xe máy chở 1 nam thanh niên đến chữa trị đã tử vong.
Sau khi tiếp nhận tin báo, Công an huyện Cư Kuin đã triển khai lực lượng đến hiện trường xác minh. Nạn nhân là anh T.T.Â. (27 tuổi, Quận 6, TP.HCM).
Đến 9h ngày 5.12, Công an huyện Cư Kuin phối hợp với Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Đắk Lắk đã xác định được Truyền và Phụng có liên quan đến cái chết của anh Â.
Tại cơ quan điều tra, 2 đối tượng đã khai nhận để đòi nợ, giải quyết mâu thuẫn cá nhân nên khi biết anh Â. đang ở nhà của Truyền thì Phụng gọi điện thoại nói Truyền giữ lại.
Sau đó, Truyền đã ép anh Â. vào một chiếc chuồng sắt rồi khóa lại, phủ bạt lên trên. Khoảng 4 giờ sau, 2 đối tượng đưa anh Â. ra khỏi chuồng sắt để đánh đập.
Lo sợ người dân xung quanh phát hiện, 2 đối tượng đã đưa anh Â. đến rẫy cà phê của gia đình Truyền, cách nhà 1km và tiếp tục đánh đập, ép anh Â. trả nợ.
Đến 17h ngày 3.12, khi thấy anh Â. hấp hối, các đối tượng mới chở anh Â. đến Trạm Y tế xã Ea Hu cấp cứu rồi bỏ về.
Phụng khai nhận, đã nhiều lần gửi tiền cho anh Â. nhờ mua ma túy nhưng anh Â. lừa mình, không mua. Khi biết tin anh Â. từ TP.HCM lên, Phụng đã bàn với Truyền đánh, ép Â. trả lại tiền.
BẢO TRUNG (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Xa dần tiếng trống hơ gơr

Xa dần tiếng trống hơ gơr

(GLO)- Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, trống là vật thiêng, có Yàng trống bảo hộ, có giá trị cao nên cất giữ nơi trang trọng và được đem ra dùng trong những dịp lễ hội lớn của buôn làng hoặc gia đình. Ngày nay, các buôn làng ở Tây Nguyên dường như xa dần tiếng trống hơ gơr.

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Nửa thế kỷ sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đường Trường Sơn – đường mòn Hồ Chí Minh đã đi vào lịch sử như một huyền thoại, có ý nghĩa trong đấu tranh giải phóng dân tộc và công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc giai đoạn hiện nay.