Đại hội đại biểu Hội Cựu tù chính trị yêu nước huyện Chư Prông

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sáng 4-8, Hội Cựu tù Chính trị yêu nước huyện Chư Prông đã tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ II, nhiệm kỳ 2017-2022. Dự Đại hội có ông Trần Minh Sơn-Chủ tịch Hội Cựu tù chính trị yêu nước tỉnh; lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện và 100 đại biểu đại diện cho 433 hội viên cựu tù chính trị trong huyện.

Ảnh: Hồng Thương
Ảnh: Hồng Thương

Nhiệm kỳ 2012-2017, Hội Cựu tù chính trị yêu nước huyện Chư Prông đã tổ chức được nhiều hoạt động thiết thực, góp phần tạo sự gắn kết và chăm lo đời sống cho hội viên. Theo đó, hàng năm, Hội đã tổ chức cho 1 đến 2 chi hội đi tham quan trong tỉnh; tổ chức thăm viếng, thắp hương cho liệt sĩ, thăm hỏi các hội viên ốm đau, hoạn nạn và viếng tang lễ cho hội viên qua đời với số tiền gần 8 triệu đồng. Đồng thời, thực hiện nhiều buổi giao lưu, gặp gỡ để động viên các hội viên giữ vững phẩm chất chính trị, truyền thống cách mạng, nêu cao tinh thần tự lực tự cường trong phát triển kinh tế và trong thực hiện các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động nhằm tiếp tục đóng góp cho sự phát triển của địa phương...  

Nhiệm kỳ 2017-2022, Hội tù chính trị yêu nước huyện Chư Prông đã đề ra một số chỉ tiêu phấn đấu như: 90% cơ sở Hội đạt trong sạch vững mạnh; 100% cán bộ, hội viên thực hiện tốt việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, không vi phạm pháp luật, không mắc các tệ nạn xã hội; 80% hội viên hoàn thành nhiệm vụ được giao; 90% gia đình hội viên đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa”; phấn đấu giảm hội viên nghèo xuống dưới 3%...

Đại hội đã bầu 13 đại biểu vào Ban Chấp hành Hội tù chính trị yêu nước huyện Chư Prông nhiệm kỳ 2017-2022 và bầu 17 đại biểu dự Đại hội cấp trên. ông Nguyễn Hữu Ninh tiếp tục được tín nhiệm bầu giữ chức Chủ tịch Hội.

Dịp này, Hội Cựu tù chính trị yêu nước tỉnh Gia Lai đã tặng giấy khen cho 2 tập thể, 2 cá nhân; UBND huyện Chư Prông tặng giấy khen cho 4 tập thể, 7 cá nhân “Đã có thành tích xuất sắc trong công tác Hội nhiệm kỳ 2012-2017”.

Hồng Thương

Có thể bạn quan tâm

Dấu ấn di sản địa-văn hóa Tây Nguyên trong lòng đất

Dấu ấn di sản địa-văn hóa Tây Nguyên trong lòng đất

(GLO)- Di sản địa-văn hóa Tây Nguyên là tài sản vô giá của quốc gia, góp phần tạo nên sự đa dạng của nền văn hóa Việt Nam. Việc bảo tồn, phát huy giá trị nguồn tài nguyên di sản này đã trở thành nhiệm vụ quan trọng, cấp bách không những cho thế hệ hôm nay mà cả mai sau.

Lên suối tóc "ngắm" vũ điệu bazan

Lên suối tóc "ngắm" vũ điệu bazan

Huyện Krông Búk là một trong 5 đơn vị hành chính hình thành sớm nhất của tỉnh, trong suốt chiều dài lịch sử với 3 tên gọi: Buôn Hồ (thời kháng chiến chống Pháp), H4 (thời kháng chiến chống Mỹ) và Krông Búk (khi đất nước thống nhất).

Xuân trên đỉnh đèo

Xuân trên đỉnh đèo

Măng Đen rực lên một màu hồng êm dịu từ muôn vạn cánh hoa bé nhỏ. Có khi chỉ là một cội mai anh đào già, cành tỏa rộng khuất sau hàng thông, có khi là cả một hàng mai anh đào non đang e ấp mở những cánh hoa bé nhỏ cạnh đường đi.