Đại gia Việt bán tháo siêu xe, bầu Đức kiếm bội tiền khi nước rút

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Thông tin về những chiếc siêu xe triệu đô được đại gia Việt rao bán rất đáng chú ý tuần qua. Bên cạnh đó, thông tin về giá cổ phiếu của bầu Đức với loạt dự án đầu tư tại Lào cũng rất được bạn đọc quan tâm, theo dõi, nhất là các nhà đầu tư cổ phiếu.
Đại gia rao bán siêu xe chục tỷ lúc 'đổi vận'
Chiếc Rolls-Royce Phantom lăn bánh được khoảng 50.000 km từng của doanh nhân Khải Silk vừa được một showroom kinh doanh xe hơi tại Hà Nội rao bán với giá hơn 9 tỷ đồng.
Chiếc xe đã thuộc sở hữu của ông chủ Khải Silk 11 năm. Đây là chiếc Rolls-Royce đầu tiên tại Việt Nam, được đưa về qua một đại lý tư nhân ở TP.HCM năm 2007.
 
Thời điểm năm 2007, ông chủ Khải Silk đã mua chiếc xe này với giá 1 triệu USD. Thời điểm đó, xế sang Rolls-Royce của ông chủ Khải Silk cũng được cho là chiếc xe đắt nhất Việt Nam.
Siêu xe McLaren 650S Spider màu trắng được đưa về nước vào tháng 4/2016, từng thuộc sở hữu của Chủ tịch Tập đoàn Trung Nguyên và đã được bán lại cho công ty nhập khẩu siêu xe ở quận 5, TP.HCM.
Ông Vũ đã yêu cầu đơn vị bán xe đổi màu trực tiếp từ cam sẫm nguyên bản sang màu trắng, gam màu ưa thích của Chủ tịch Trung Nguyên. Lúc mới về nước, những chiếc 650S Spider nhập khẩu này có giá không dưới 16 tỷ đồng.
Trước đó, vào trung tuần tháng 4, ông Vũ đã rao bán chiếc Rolls-Royce Wraith với ngoại thất trắng muốt của mình tại một showroom siêu xe ở TP.HCM.
Cũng trong tháng 4, người ta nhìn thấy chiếc Rolls-Royce Ghost màu đen cùng nắp ca-pô màu bạc của ông Vũ đang được chăm sóc tại một showroom xe để sẵn sàng chào bán.
Trước đó, doanh nhân Phạm Trần Nhật Minh (Minh Nhựa) cũng mất gần một năm sau khi đem chiếc xe Pagani Huayra về Việt Nam mới mang mẫu siêu xe này đi đăng ký biển số, thời điểm tháng 5/2017.
Sau hơn nửa năm "lặn tăm", một số nguồn tin từ giới chơi xe cho hay - đại gia siêu xe Minh Nhựa đã quyết định rao bán mẫu siêu xe hàng hiếm này với mức giá lên tới 5 triệu USD (tương đương khoảng 113 tỷ đồng).
Nước rút sau vụ vỡ đập, tiền ồ ạt “đổ” vào cổ phiếu bầu Đức
Phần lớn diện tích các dự án của bầu Đức đều tập trung tại các huyện Saysetha, Phu Vong và Sansay nằm cách xa khu vực xảy ra sự cố nên không bị ảnh hưởng.
Một phần diện tích cao su nằm ở huyện Sanamsay thì bị ngập nước nhưng do cây đang ở tuổi trưởng thành nên không bị ảnh hưởng nhiều.
Cũng vì thế mà đến hết phiên giao dịch sáng ngày 27/7, trong khi HAG tăng 380 đồng thì HNG cũng tăng 550 đồng mỗi cổ phiếu. Khớp lệnh tại các mã này đạt cao với 10,7 triệu cổ phiếu HAG được chuyển nhượng và 3,4 triệu cổ phiếu HNG sang tay.
Bước vào đầu phiên chiều, HAG nhanh chóng tăng kịch trần lên 7.090 đồng/cổ phiếu và lấy lại được những gì đã đánh mất hôm trước. Đến 13 giờ 50’, trong khi khối lượng khớp lệnh đã đạt gần 13,7 triệu đơn vị thì mã này vẫn có dư mua trần hơn 1,3 triệu cổ phiếu.
HNG cũng tăng mạnh và “công phá” thành công mức trần 16.350 đồng và các lệnh bán trần đưa ra dần được khớp mạnh. Khối lượng khớp lệnh đến sau 14h giờ chiều đạt hơn 4,1 triệu cổ phiếu.
Bà Dương Thị Mai Hoa chính thức giữ chức Tổng giám đốc ABBANK
Bà Dương Thị Mai Hoa - sinh năm 1969, được tuyển dụng và bổ nhiệm là người đảm nhận nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng giám đốc ABBANK từ ngày 4/5/2018.
 Bà Dương Thị Mai Hoa chính thức được Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP An Bình bổ nhiệm vị trí Tổng giám đốc của ABBANK kể từ ngày 24/7.
Bà Dương Thị Mai Hoa chính thức được Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP An Bình bổ nhiệm vị trí Tổng giám đốc của ABBANK kể từ ngày 24/7.
Được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo công văn số 5226/NHNN-TTGSNH ngày 12/7, bà Hoa chính thức được Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP An Bình bổ nhiệm vị trí Tổng giám đốc của ABBANK kể từ ngày 24/7.
Cổ phiếu nhà Cường đôla “đổi vận”; tiền lớn vào “túi” nữ hoàng thủy sản
Phiên giao dịch không mấy dễ dàng trong sáng ngày 24/7 khi mà các chỉ số giằng co không thể bứt lên nổi, cuối cùng đuối dần và ghi nhận mất điểm, về mức thấp nhất phiên.
Tuy nhiên, giữa bối cảnh thị trường rung lắc như vậy, cổ phiếu VHC vẫn kiên định mức tăng mạnh 4.000 đồng tương ứng 6,1% lên 70.000 đồng/cổ phiếu. Phiên hôm qua, mã này cũng đã tăng 3.300 đồng (5,3%).
Cổ phiếu QCG của công ty Quốc Cường Gia Lai đã có hai phiên bứt tốc mạnh mẽ
Cổ phiếu QCG của công ty Quốc Cường Gia Lai đã có hai phiên bứt tốc mạnh mẽ
Nữ hoàng thủy sản Trương Thị Lệ Khanh – Chủ tịch HĐQT Vĩnh Hoàn với sở hữu 39.575.142 cổ phiếu VHC, chiếm tỷ lệ 42,88% vốn điều lệ công ty, trong chưa đầy hai ngày đầu tuần đã tăng tới 11,4% tài sản cổ phiếu, có thêm 289 tỷ đồng trong tài khoản.
Hay QCG của Quốc Cường Gia Lai có phiên thứ hai tăng trần lên 8.920 đồng/cổ phiếu, khớp lệnh hơn 2,1 triệu đơn vị. Trong một tuần qua, với sự cải thiện của thanh khoản, giá QCG cũng đã tăng tới gần 16%.
Riêng trong hai ngày đầu tuần, với hai phiên tăng trần (cho đến trưa nay), vốn hóa Quốc Cường Gia Lai đã tăng thêm 308 tỷ đồng, và với sở hữu hơn nửa cổ phần công ty, tài sản gia đình doanh nhân Nguyễn Quốc Cường cũng đã nhanh chóng tăng thêm hơn 150 tỷ đồng.
Đại gia Lê Phước Vũ “bay” nửa tài sản chứng khoán
Trong tuần qua, cổ phiếu HSG của Công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen đã diễn biến thuận lợi với đà tăng xác lập khá rõ ràng.
Tuy nhiên, so với 3 tháng trước, HSG vẫn mất giá hơn 23% và giảm tới 55% so với mức đỉnh thiết lập ngày 26/7/2017 (tức gần tròn một năm trước). Giá HSG hiện tại đang thấp hơn khoảng 14.241 đồng/cổ phiếu so với mức đỉnh 1 năm trước đây.
Cho đến cuối tháng 6 vừa qua, ông Lê Phước Vũ – Chủ tịch HĐQT Hoa Sen đang sở hữu 41.186.200 cổ phiếu HSG, chiếm tỷ lệ 10,7% vốn điều lệ tập đoàn.
Hai công ty riêng của ông Vũ là Tập đoàn Đầu tư Hoa Sen và Công ty TNHH MTV Tam Hỷ đang sở hữu lần lượt 96.628.123 cổ phiếu tương ứng 25,1% và 962.500 cổ phiếu tương ứng 0,25%.
Với diễn biến tích cực trong vòng 1 tuần qua của cổ phiếu HSG, ông Vũ đã gỡ gạc được 223,6 tỷ đồng thông qua sở hữu trực tiếp lẫn gián tiếp 139,8 triệu cổ phiếu của tập đoàn này. Tuy nhiên, nếu so với gần 1 năm trước thì ông chủ Tập đoàn Hoa Sen đã “đánh rơi” tới 1.199 tỷ đồng trong tài khoản cổ phiếu.
Thế Hưng (Dantri)

Có thể bạn quan tâm

Xuất khẩu “về đích” sớm

Xuất khẩu “về đích” sớm

(GLO)- Năm 2024, Gia Lai đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 750 triệu USD. Với nhiều yếu tố thuận lợi như giá các mặt hàng nông sản chủ lực tăng cao, thị trường được mở rộng, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đã “về đích” sớm trước 2 tháng.