Đà Lạt: Một công nhân bị điện giật tử vong tại công trình xây dựng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nam công nhân đang nấu cơm ở một công trình xây dựng trên địa bàn P.10, TP.Đà Lạt, bị điện giật tử vong.
Sáng 30-12, ông Tôn Thất Thanh Vũ, Chủ tịch UBND P.10 (TP.Đà Lạt) cho biết vụ tai nạn điện giật xảy ra lúc 16 giờ ngày 29-12, tại công trình kè taluy chống sạt lở trên đường Khe Sanh (P.10), làm anh Nguyễn Đình Sơn (30 tuổi, ngụ H.Ninh Hải, Ninh Thuận) tử vong.
 
Công trình xây dựng nơi nam công nhân bị điện giật tử vong. Ảnh: Lâm Viên
Công trình xây dựng nơi nam công nhân bị điện giật tử vong. Ảnh: Lâm Viên
Theo ông Vũ, vào thời điểm trên, khi công nhân thi công công trình từ trên giàn giáo bước xuống thì phát hiện anh Sơn trong lúc nấu cơm bị điện giật. Các công nhân sơ cứu và đưa nạn nhân đi cấp cứu, nhưng anh Sơn tử vong trên đường đến bệnh viện.
Công trình kè taluy trên là một trong những hạng mục thuộc dự án công trình khách sạn Diamond Hill. Trước đó, Thanh Niên phản ánh công trình này bị cơ quan chức năng thu hồi giấy phép xây dựng do thi công không đúng thiết kế, dẫn đến sạt lở taluy, uy hiếp an toàn đến các công trình nhà trên cao.
Ngày 29-12-2022, UBND TP.Đà Lạt cấp lại giấy phép xây dựng cho công trình khách sạn Diamond Hill, thì chiều cùng ngày xảy ra tại nạn điện giật làm nam công nhân tử vong.
Hiện, vụ tai nạn điện giật đang được cơ quan chức năng tiếp tục điều tra làm rõ.
Theo Lâm Viên (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Tập trung phát triển du lịch cộng đồng ở Kon Plông

Tập trung phát triển du lịch cộng đồng ở Kon Plông

Thực hiện Chỉ thị số 27 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum về phát triển du lịch cộng đồng tại các thôn (làng) đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn, Ban Thường vụ Huyện ủy Kon Plông đã nỗ lực, tập trung hiện thực các chỉ đạo, đến nay đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Xa dần tiếng trống hơ gơr

Xa dần tiếng trống hơ gơr

(GLO)- Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, trống là vật thiêng, có Yàng trống bảo hộ, có giá trị cao nên cất giữ nơi trang trọng và được đem ra dùng trong những dịp lễ hội lớn của buôn làng hoặc gia đình. Ngày nay, các buôn làng ở Tây Nguyên dường như xa dần tiếng trống hơ gơr.