Đà Lạt bắt đầu số hóa quy hoạch đô thị

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
UBND TP.Đà Lạt vừa đưa vào sử dụng các ứng dụng trên Cổng thông tin quy hoạch đô thị. Đây là ứng dụng nằm trong các chương trình triển khai đề án xây dựng Đà Lạt trở thành thành phố thông minh. Hiện có gần 98.000 thửa đất đã được số hóa.
 
Theo đó, UBND TP.Đà Lạt xây dựng hoàn thiện, đưa vào vận hành dữ liệu của 16 phường, xã trên địa bàn thành phố tại địa chỉ: http://quyhoach.dalatcity.org; http://quyhoach.dalat.vn và phần mềm trên thiết bị di động “Thông tin quy hoạch Đà Lạt”, đồng thời thông tin cho người dân về dữ liệu các lĩnh vực: quy hoạch đất đai, quy hoạch kiến trúc xây dựng, dữ liệu lớp giao thông, thông tin giá đất... trên nền tảng GIS.
Hiện toàn thành phố Đà Lạt đã số hóa gần 98.000 thửa đất; số hóa dữ liệu quy hoạch cho 11 phân khu và quy hoạch chi tiết trên địa bàn TP Đà Lạt đã được UBND tỉnh phê duyệt. Bên cạnh đó đã số hóa dữ liệu 207 con đường, 577 cung đường và 625 hẻm.
Việc Đà Lạt áp dụng số hóa dữ liệu lưu trữ là biện pháp tối ưu, giải quyết việc lưu trữ, truy xuất, chia sẻ hay tìm kiếm thông tin một cách dễ dàng, cắt giảm chi phí tối đa cho việc quản lý và không gian lưu trữ.
Ngoài ra, số hóa dữ liệu có thể chỉnh sửa và tái sử dụng tài liệu, linh hoạt trong việc chuyển đổi sang các dạng tài liệu số khác nhau...
LƯU HOÀNG (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Xa dần tiếng trống hơ gơr

Xa dần tiếng trống hơ gơr

(GLO)- Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, trống là vật thiêng, có Yàng trống bảo hộ, có giá trị cao nên cất giữ nơi trang trọng và được đem ra dùng trong những dịp lễ hội lớn của buôn làng hoặc gia đình. Ngày nay, các buôn làng ở Tây Nguyên dường như xa dần tiếng trống hơ gơr.

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Nửa thế kỷ sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đường Trường Sơn – đường mòn Hồ Chí Minh đã đi vào lịch sử như một huyền thoại, có ý nghĩa trong đấu tranh giải phóng dân tộc và công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc giai đoạn hiện nay.