Cưỡi voi, 3 mẹ con rớt xuống đất, 1 người nguy kịch

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Trong lúc đang cưỡi voi thì bất ngờ bị 1 con voi khác húc vào khiến 3 mẹ rơi xuống đất, người mẹ bị thương nặng.
Ngày 20-7, ông Nguyễn Đức, Phó Giám đốc chi nhánh du lịch Biệt Điện (huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk), xác nhận có sự việc ba mẹ con du khách đang cưỡi voi thì bị té xuống đất và người mẹ bị ngã vào đá gây chấn thương.

Du khách cưỡi voi tại chi nhánh du lịch Biệt Điện
Du khách cưỡi voi tại chi nhánh du lịch Biệt Điện
Theo ông Đức, sự việc xảy ra vào chiều 19-7, nữ du khách cùng 2 người con đang cưỡi voi đi phía trước thì bị một con voi khác đi phía sau húc vào. Lúc này, cả 3 người trên lưng voi đều ngã xuống đất, riêng người mẹ bị ngã vào đá.
"Sau khi xảy ra sự việc, trung tâm đã đưa nữ du khách đi bệnh viện cấp cứu. Đây là lần đầu tiên xảy ra sự việc như vậy. Đơn vị đã tạm dừng hoạt động cưỡi voi để làm rõ nguyên nhân" - ông Đức cho biết thêm.
Bác sĩ Nguyễn Quang Sơn, Trưởng khoa cấp cứu Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên, cho biết khoảng 15 giờ ngày 19-7, bệnh viện tiếp nhận bệnh nhân Đỗ Thị B. (32 tuổi, quê tỉnh Hưng Yên) bị thương khi cưỡi voi.
Theo bác sĩ Sơn, chị B. bị chấn thương ngực, dập phổi, gãy 4 xương sườn, cẳng tay phải, đa chấn thương. Sau khi thăm khám, gia đình yêu cầu chuyển xuống TP.HCM điều trị nên bệnh viện đã làm hồ sơ chuyển viện.
Cao Nguyên (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Tổng cục Quản lý thị trường xác minh vụ tố cáo quản lý thị trường Kon Tum giữ xe trái luật

Tổng cục Quản lý thị trường xác minh vụ tố cáo quản lý thị trường Kon Tum giữ xe trái luật

Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công thương) đã ra quyết định thụ lý tố cáo và thành lập đoàn kiểm tra, xác minh nội dung công dân tố cáo một số hành vi vi phạm của công chức Cục Quản lý thị trường tỉnh Kon Tum liên quan đến vụ tạm giữ xe chở hàng có dấu hiệu trái luật.
"Báu vật sống" ở làng Kon Kơ Tu

"Báu vật sống" ở làng Kon Kơ Tu

Nghệ nhân Y Yin (72 tuổi) ở làng Kon Kơ Tu (xã Đăk Rơ Wa, thành phố Kon Tum) cả đời gắn bó với khung dệt. Bà được xem là “báu vật sống” của làng khi sở hữu kỹ năng dệt điêu luyện và năng khiếu “kể chuyện” trên thổ cẩm.