Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng lần thứ 12: Sân chơi ý nghĩa

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Trong số 23 sản phẩm và mô hình dự thi, 15 sản phẩm đã được vinh danh tại Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Gia Lai lần thứ 12-2024. Sân chơi này do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Tỉnh Đoàn, Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức.

Sau gần 6 tháng phát động, Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Gia Lai lần thứ 12 đã nhận được 23 mô hình, sản phẩm thuộc các lĩnh vực: đồ dùng dành cho học tập; phần mềm tin học, bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế; dụng cụ sinh hoạt gia đình và đồ chơi trẻ em của tác giả, nhóm tác giả đến từ 13 đơn vị trường học trên toàn tỉnh.

Trong đó, Hội đồng giám khảo đã lựa chọn 20 sản phẩm đạt chất lượng để chấm giải và quyết định trao thưởng cho 15/20 mô hình, sản phẩm gồm: 3 giải nhì, 5 giải ba và 7 giải khuyến khích ở cả 3 bậc tiểu học, THCS, THPT vào ngày 27-9 vừa qua.

c-9876.jpg
Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Siu Hương trao giải nhì cho các nhóm tác giả. Ảnh: L.H

Cụ thể, 3 giải nhì được trao cho các sản phẩm: Ứng dụng một số phần mềm tạo bộ công cụ hỗ trợ thực hành thí nghiệm môn Sinh học lớp 10 (sách Cánh diều) của nhóm tác giả Nguyễn Thảo Ngân và Phan Văn Đạt (Trường THPT chuyên Hùng Vương); Ứng dụng phần mềm ARTIVIVE trong dạy học môn Sinh học 10 góp phần tạo hứng thú học cho học sinh của nhóm tác giả Nguyễn Trọng Nhân, Nguyễn Trọng Thùy Dương và Phạm Nguyễn Hoàng Nhi (Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, huyện Chư Sê); Sách nói tương tác thông minh giáo dục kiến thức phòng tránh tai nạn thương tích dành cho học sinh tiểu học của nhóm tác giả Lý Thị Yến và Đoàn Thùy Dung (Trường THPT Pleime, huyện Chư Prông).

Lần thứ hai tham gia cuộc thi, em Nguyễn Thảo Ngân và em Phan Văn Đạt không giấu được niềm vui khi sản phẩm của mình đạt giải cao. Dưới sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn, 2 em đã lên ý tưởng và thực hiện sản phẩm trong vòng 7 tháng.

Là thế hệ học sinh khóa đầu tiên tiếp cận chương trình giáo dục phổ thông mới, Ngân và các bạn gặp không ít khó khăn khi thiếu thời gian thực hành môn Sinh học. Vì vậy, đầu năm học 2023-2024, Ngân và Đạt bắt tay nghiên cứu và hiện thực hóa ý tưởng về việc ứng dụng một số phần mềm tạo bộ công cụ hỗ trợ thực hành thí nghiệm môn Sinh học lớp 10 (sách Cánh diều).

Để thiết kế phần mềm, 2 em đã dựa vào những bước chuẩn bị theo từng bài học trong sách giáo khoa, rồi tìm kiếm hình ảnh để tạo ra các thiết bị thí nghiệm trên không gian mạng.

Em Nguyễn Thảo Ngân và Phan Văn Đạt (Trường THPT chuyên Hùng Vương, TP. Pleiku) đạt giải nhì với sản phẩm Ungứ dụng một số phần mềm tạo bộ công cụ hỗ trwoj thực hành thí nghiệm môn Sinh học lớp 10 (sách Cánh diều). Ảnh Lạc Hà.jpg
Em Nguyễn Thảo Ngân và Phan Văn Đạt (Trường THPT chuyên Hùng Vương) đạt giải nhì Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng toàn tỉnh lần thứ 12-2024. Ảnh: L.H

“Thông qua sản phẩm này, chúng em mong rằng có thể khắc phục được phần nào về yếu tố thời gian khi lên phòng thí nghiệm và giúp giáo viên tiết kiệm thời gian, công sức soạn giáo án. Đặc biệt, ứng dụng này cũng sẽ giúp các bạn học sinh ở vùng sâu, vùng xa có thể tiếp cận với quá trình thí nghiệm môn Sinh học một cách dễ dàng, linh hoạt mà vẫn hiểu rõ bản chất vấn đề trong từng thí nghiệm của mỗi bài học, tránh theo lối mòn cũ”-Ngân chia sẻ.

Em Nguyễn Thảo Ngân (Trường THPT chuyên Hùng Vương) chia sẻ về quá trình triển khai và hoàn thiện dự án. Audio: L.H

Theo đánh giá của Ban tổ chức, nhiều sản phẩm dự thi năm nay có chất lượng tốt, thể hiện tính nhân văn sâu sắc khi được sáng tạo nhằm hỗ trợ người cao tuổi, người khuyết tật; đồng thời, góp phần phục vụ sản xuất, đời sống, học tập, rèn luyện và các hoạt động xã hội.

“Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số sản phẩm chưa thể hiện được sự sáng tạo hoặc có ý tưởng nhưng không ứng dụng được vào thực tế. Một số sản phẩm còn thô sơ, thiếu tính chắc chắn, vận chuyển dễ hư hỏng nên khi đưa đến nơi dự thi không còn tốt như ở cơ sở. Ngoài ra, các trường cũng gặp khó khăn trong việc tạo dựng mô hình, sản phẩm bởi hiện chưa có chính sách hỗ trợ kinh phí đầu tư cho các tác giả”-ông Lê Anh Tuân-Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh-nhìn nhận.

Phát biểu tại lễ tổng kết và trao giải, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch mong muốn các sở, ban, ngành nâng cao trách nhiệm, các trường học quan tâm, định hướng, khuyến khích các em tiếp tục sáng tạo, đóng góp các ý tưởng khoa học có tính ứng dụng mạnh mẽ, lan tỏa, góp phần phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.

Theo đại diện Ban tổ chức, để cuộc thi diễn ra thành công trong những năm tiếp theo, các sở, ngành, đơn vị liên quan cần tăng cường công tác tuyên truyền, vận động bằng nhiều hình thức, nhất là giới thiệu các mô hình, sản phẩm đạt giải cao, có khả năng ứng dụng trong thực tế để thanh-thiếu niên, nhi đồng toàn tỉnh hiểu rõ nội dung, ý nghĩa và cách thức trình bày thuyết minh mô hình, sản phẩm tham gia cuộc thi.

Từ đó, nhân rộng mô hình, khuyến khích các trường tổ chức sơ tuyển ở cơ sở để lựa chọn sản phẩm tham gia cấp tỉnh. Nhà trường và phụ huynh học sinh cũng cần khuyến khích, hướng dẫn các em kỹ năng làm việc theo nhóm, hỗ trợ các em hoàn thiện mô hình, sản phẩm tham gia dự thi.

Ban tổ chức thống nhất chọn 3 mô hình, sản phẩm tham dự cuộc thi toàn quốc; đồng thời, quyết định tặng giấy khen cho 3 tập thể và 3 cá nhân có đóng góp tích cực trong công tác tổ chức Cuộc thi sáng tạo thanh-thiếu niên, nhi đồng toàn tỉnh lần thứ 12-2024.

Có thể bạn quan tâm

Phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em”: Trải nghiệm đặc biệt của các đại biểu “nhí”

Phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em”: Trải nghiệm đặc biệt của các đại biểu “nhí”

(GLO)- Phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em” lần thứ II-2024 được Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội đồng Đội Trung ương, Ủy ban Văn hóa-Giáo dục của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội phối hợp tổ chức vào cuối tuần qua. Tại đây, 4 đại biểu “nhí” của Gia Lai đã có những trải nghiệm đặc biệt.

Cà phê "chill": Xu hướng tìm về sự bình yên của giới trẻ

Cà phê "chill": Xu hướng tìm về sự bình yên của giới trẻ

(GLO)- Trong nhịp sống hiện đại hối hả, cà phê "chill" trở thành không gian lý tưởng được nhiều bạn trẻ Phố núi lựa chọn để tận hưởng sự bình yên. Đây không chỉ là nơi thư giãn sau những phút giây mệt mỏi mà còn là cơ hội để họ kết nối, sẻ chia và cùng tạo dựng những khoảnh khắc đẹp.

Các em thiếu nhi ở Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp tỉnh tham gia trò chơi do các câu lạc bộ, đội, nhóm tình nguyện tổ chức. Ảnh: M.N

Liên hoan các câu lạc bộ, đội, nhóm tình nguyện: Kết nối đam mê, gắn kết cộng đồng

(GLO)- Liên hoan các câu lạc bộ (CLB), đội, nhóm tình nguyện lần thứ V-2024 do Tỉnh Đoàn và Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh Gia Lai tổ chức ngày 29-9. Đây là cơ hội giao lưu, gắn kết những người đam mê tình nguyện cũng như biểu dương các tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp cho cộng đồng.

Đám cưới thuần chay độc đáo tại Pleiku

Đám cưới thuần chay độc đáo tại Pleiku

(GLO)- Đám cưới thuần chay độc đáo của cặp đôi trẻ Đặng Hồng Thân và Đặng Thị Thu Hà vừa diễn ra tại Sunset Chill, số 220 Nguyễn Văn Cừ, phường Diên Hồng, TP. Pleiku. Được lấy cảm hứng từ tình yêu với sen đá và lối sống lành mạnh, đám cưới đã mang đến cho khách mời nhiều bất ngờ, thú vị.

Tình yêu đất nước thôi thúc người trẻ hội nhập toàn cầu

Tình yêu đất nước thôi thúc người trẻ không ngừng hội nhập

Khi được hỏi về những bí quyết để có thể hội nhập, trở thành công dân toàn cầu, các diễn giả là những người trẻ đã khẳng định, ngoài khả năng về ngoại ngữ thì điều quan trọng nhất là tình yêu đất nước đã thôi thúc và giúp các bạn đi nhanh, đi sâu hơn trên quá trình hội nhập toàn cầu.

Lớp học 'Cầu vồng' của cô gái bán dừa

Lớp học 'Cầu vồng' của cô gái bán dừa

Mỗi mảnh đời đôi khi đơn điệu đứng một mình, nên Huệ tìm kiếm những mảnh ghép đó để kết nối lại, tạo nên bức tranh đầy màu sắc. Lớp học mang tên 'Cầu vồng' dạy miễn phí cho những em nhỏ hoàn cảnh khó khăn ra đời từ đó...
Cô gái chi 300 triệu đồng biến khu vườn đẹp tựa các đồng quê ở châu Âu

Cô gái chi 300 triệu đồng biến khu vườn đẹp tựa các đồng quê ở châu Âu

Sau 6 năm sinh sống và làm việc tại Hà Nội, Phạm Diệu Linh (30 tuổi) đã quyết định về miền quê tại tỉnh Sơn La làm vườn và lập nghiệp. Tại đây, chị thuê một mảnh vườn gần 1.000 m2, sau đó tự thiết kế, trồng trọt, biến nơi đây đẹp tựa các phim về đồng quê ở châu Âu để sống chậm với thiên nhiên.
Nghe Podcast: Nơi chia sẻ thông tin ưa chuộng của giới trẻ

Nghe Podcast: Nơi chia sẻ thông tin ưa chuộng của giới trẻ

(GLO)- Thời gian gần đây, với sự phát triển vượt trội của công nghệ 4.0 và nhu cầu về thông tin đã khiến Podcast lên ngôi và trở thành nơi chia sẻ thông tin ưa chuộng của giới trẻ. Với nội dung đa dạng từ giải trí đến tin tức thời sự, học tập… mang đến cho khán giả nhiều lựa chọn thú vị.