CSGT có nên lao ra đường chặn xe vi phạm?

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Việc CSGT đột ngột lao ra đường chặn xe rất dễ gây bức xúc cho lái xe, dẫn đến những hành động và lời lẽ không phải khi làm việc với cơ quan chức năng.

Thời gian qua xảy ra nhiều vụ chống đối, thậm chí tấn công CSGT khi đang làm nhiệm vụ. Cụ thể, ngoài việc người vi phạm cố tình không chấp hành hiệu lệnh của CSGT, không ít trường hợp đối tượng tỏ ra manh động, liều lĩnh chống đối đến cùng, kể cả tông trực diện vào phương tiện và CSGT.

Những hành vi đó chắc chắn phải bị nghiêm trị. Nhưng vì sao ngày càng xảy ra nhiều vụ việc như vậy? Ý thức chấp hành pháp luật ở một bộ phận người dân còn kém là thực tế không bàn cãi. Tuy nhiên, cũng cần nhìn nhận phong cách, thái độ, cách xử lý vi phạm… ở một số CSGT còn chưa phù hợp. Đặc biệt, hình ảnh CSGT đi từ bên trong lao ra giữa đường để bắt xe vi phạm gây nhiều tranh luận trái chiều.

Cần thiết

Thông tư 02/2016/TT-BCA của Bộ Công an quy định về quy trình tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ của CSGT, quy định rất cụ thể vị trí CSGT được đứng để ra hiệu lệnh dừng xe, kể cả trên cao tốc. Theo đó, căn cứ vào địa bàn tuần tra, kiểm soát, từng tổ công tác sẽ bố trí ít nhất một cán bộ thực hiện hiệu lệnh dừng xe. Vị trí đứng của CSGT luôn có một khoảng cách an toàn nhất định đối với phương tiện được ra hiệu lệnh dừng xe để kiểm soát. Việc dừng phương tiện luôn được quán triệt phải bảo đảm an toàn cho cán bộ, chiến sĩ và người tham gia giao thông.

Nhiều ý kiến cho rằng phần lớn các giao lộ khá hỗn loạn khi không có bóng CSGT. Lượng xe máy rất lớn, trong đó có xe chính chủ, xe không chính chủ khiến khó triển khai triệt để việc phạt nguội. Đó là lý do cần sự có mặt của CSGT và cần dừng xe để chỉ lỗi sai, xử phạt.

Hơn nữa, nếu không dừng xe xử lý người vi phạm, CSGT sẽ phải làm gì trong tình huống này? Bỏ qua vi phạm, sẽ có nhiều hệ lụy mà đầu tiên là việc chạy xe bất chấp Luật Giao thông đường bộ. Nếu trường hợp nào cũng dùng xe chuyên dụng truy đuổi người vi phạm, vừa tốn kém, vừa không bảo đảm an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông. Cuối cùng, muốn phạt nguội, gửi giấy phạt về nơi cư trú của người vi phạm, có quá nhiều bất cập khi xe không chính chủ, thiếu chế tài mạnh trong trường hợp người vi phạm chây ì, nhất là những xe "mù". Hơn nữa, nếu không dừng xe những đối tượng phóng nhanh, vượt ẩu, ai dám chắc họ không tiếp tục lao đi và có thể gây nên những hậu quả thảm khốc?

Tóm lại, khi ý thức của một bộ phận người dân còn kém, chế tài luật chưa đủ mạnh và toàn diện, vi phạm còn nhiều thì việc CSGT trên đường ra hiệu lệnh dừng xe người vi phạm là cần thiết. Dĩ nhiên, việc này phải tuân thủ theo quy định của pháp luật và phải bảo đảm không gây cản trở giao thông hay gây nguy hiểm cho các phương tiện tham gia giao thông khác.

 

Một CSGT thuộc tổ công tác của Đội CSGT TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) lao ra chặn và đu mình trên nắp ca-pô để yêu cầu tài xế ôtô vi phạm dừng xe (ảnh từ clip)
Một CSGT thuộc tổ công tác của Đội CSGT TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) lao ra chặn và đu mình trên nắp ca-pô để yêu cầu tài xế ôtô vi phạm dừng xe (ảnh từ clip)


Có nhiều cách xử lý an toàn hơn

Trong khi đó, nhiều ý kiến cho rằng có nhiều cách xử lý vi phạm giao thông và trấn áp tội phạm một cách an toàn. Không cần thiết và không nên đánh đổi sự nguy hiểm để xử lý vi phạm.

Thực tế, dù các phương tiện dù lưu thông với tốc độ cao hay thấp, việc CSGT đột ngột lao ra đường chặn lại rất dễ gây bức xúc cho người lái xe, dẫn đến những hành động và lời lẽ bất nhã, xúc phạm. Cũng từng có những vụ CSGT lao ra đường huơ gậy bắt người vi phạm, tài xế không kịp xử lý, đã dẫn đến hàng loạt các phương tiện phía sau và bên cạnh va chạm. Đặc biệt, việc CSGT lao ra đường chặn xe rồi nhảy lên nắp ca-pô, bám vào cần gạt, thành cửa xe… cũng đã gây ra những tai nạn đáng tiếc. Đó là những lý do khiến dư luận băn khoăn, thậm chí thiếu thiện cảm với lực lượng CSGT.

Vậy giải pháp nào để vừa xử lý đủ răn đe người vi phạm vừa bảo đảm an toàn? Vẫn là lực lượng CSGT nên đứng ở lề đường, thoáng tầm nhìn, không gây cản trở hay nguy hiểm cho các phương tiện tham gia giao thông khác, sau đó ra tín hiệu yêu cầu xe tấp vào lề, dừng đỗ để xử lý.

Nếu lái xe cố tình không dừng, CSGT có thể dùng phương tiện để đuổi theo; ghi lại hình ảnh của phương tiện để phạt nguội; báo cho trạm, tổ tuần tra trên đoạn đường đó tổ chức các biện pháp chặn phương tiện này… Với những vi phạm giao thông thông thường, có thể dùng nhiều biện pháp đã được quy định trong luật, sử dụng camera, công nghệ thông tin để xử lý.

Nhìn ra các nước, việc xử lý những trường hợp vi phạm đều được thực hiện bằng hình ảnh, CSGT không đứng chốt nhưng dùng xe chuyên dụng để tuần tra kiểm soát. Trường hợp cần thiết phải lập chốt kiểm tra trên đường thì luôn có cảnh báo dành cho các phương tiện tham gia giao thông. Ngoài ra, ở một số nước, cảnh sát còn có quyền nổ súng nếu người vi phạm có hành vi chống người thi hành công vụ.

Theo Quỳnh Thư (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát công tác xây dựng, quản lý, sử dụng thiết chế văn hóa, thể thao tại Chư Pưh

Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát công tác xây dựng, quản lý, sử dụng thiết chế văn hóa, thể thao tại Chư Pưh

(GLO)- Sáng 20-11, đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do bà Võ Thị Bảo Ngân-Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Văn hóa-Xã hội HĐND tỉnh làm Trường đoàn đã giám sát 2 thôn, làng của xã Chư Don và làm việc với UBND huyện Chư Pưh về công tác xây dựng, quản lý, sử dụng thiết chế văn hóa, thể thao.

Chuyện về “biệt đội” cứu hộ chó, mèo

E-magazineChuyện về “biệt đội” cứu hộ chó, mèo

(GLO)- Nằm ở cuối đường Bùi Dự (phường Hoa Lư, TP. Pleiku), Trạm cứu hộ chó, mèo Gia Lai có diện tích khá rộng rãi. Đây là mái ấm của những chú chó, mèo bị bỏ rơi hay may mắn thoát ra từ lò mổ hoặc bị thương do xe tông được “biệt đội” cứu hộ đưa về chăm sóc, nuôi dưỡng.

 Hiệu quả truyền thông giảm nghèo ở phường Thống Nhất

Hiệu quả truyền thông giảm nghèo ở phường Thống Nhất

(GLO)- Thời gian qua, phường Thống Nhất (TP. Pleiku) đã tập trung phổ biến, tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của việc thực hiện công tác giảm nghèo bằng nhiều hình thức. Nhờ đó, người dân đã chủ động phát triển sản xuất, chăn nuôi giúp tăng thu nhập, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo giảm dần qua các năm.

“Đứng dậy” từ lầm lỗi

“Đứng dậy” từ lầm lỗi

(GLO)- Nhìn những bằng khen, giấy khen treo trên tường nhà, ít ai ngờ rằng, ông Kpă Dõ-Trưởng ban Công tác Mặt trận làng Lê Ngol (xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) từng một thời chìm trong lầm lỗi. Nhờ được cảm hóa và giúp đỡ, ông đã mạnh mẽ “đứng dậy” làm lại cuộc đời.

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

(GLO)- Từ năm 2022 đến nay, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Tổ chức ASIF tại Việt Nam và các đơn vị tài trợ đã triển khai có hiệu quả Dự án “Giếng sạch trao buôn” giúp bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nước sạch để sử dụng.

Gia Lai: Giao mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện chương trình MTQG cho 2 huyện Krông Pa và Chư Pưh

Gia Lai: Giao mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện chương trình MTQG cho 2 huyện Krông Pa và Chư Pưh

(GLO)- Ngày 12-11, UBND tỉnh Gia Lai có quyết định về việc giao mục tiêu, nhiệm vụ, yêu cầu cụ thể đối với từng chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) cho huyện Krông Pa và huyện Chư Pưh thực hiện thí điểm cơ chế phân cấp cho cấp huyện trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình MTQG.