Cộng tác viên đồng hành cùng Báo Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Hòa cùng không khí rộn ràng kỷ niệm 95 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2020), Báo Gia Lai đã tổ chức hội nghị cộng tác viên năm 2020 nhằm gặp gỡ và tri ân những đóng góp của đội ngũ này, qua đó tạo mối liên hệ, gắn bó bền chặt. 
“Ngôi nhà chung” 
Báo Gia Lai hiện có hơn 50 cộng tác viên thường xuyên trong tổng số gần 200 cộng tác viên công tác tại các cơ quan, ban ngành, địa phương, đơn vị trong cả nước. Bình quân mỗi tuần, tòa soạn nhận được khoảng 70 tin và 20 bài viết của cộng tác viên. Có thể kể ra một số cộng tác viên tích cực như: Nguyễn Ngọc Tấn, Bùi Quang Vinh, Nguyễn Minh Vỹ, Tạ Văn Sỹ, Hà Đức Thành, Nguyễn Ngọc Thu, Đỗ Thị Lệ Hằng, Lê Văn An, Phạm Thị Mai, Nguyễn Thị Hiền... Mỗi người một vẻ góp phần giúp cho tờ báo thêm nhiều sắc màu thể hiện, phong phú về đề tài, thể loại, hấp dẫn độc giả.
Cùng với nâng cao, phát triển kỹ năng, nghiệp vụ cho phóng viên thì việc xây dựng đội ngũ cộng tác viên được xem là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Báo Gia Lai. Ông Nguyễn Sơn (TP. Pleiku) là một cộng tác viên tích cực viết bài cho chuyên mục “Chuyện thường ngày”, “Gia Lai miền nhớ”... Ông Sơn bày tỏ: “Là một độc giả, tôi nhiều khi phải cau mày, nhăn mặt vì sự bát nháo từ nội dung thông tin đến ngữ pháp, chính tả của nhiều tờ báo. Nhưng đối với Báo Gia Lai, tôi nhận thấy có một sự chu đáo trong từng trang báo. Dù là tờ báo địa phương nhưng tư duy đổi mới, tác phẩm được gọt giũa kỹ càng, thận trọng và đây là điều khiến tôi thấy muốn gắn bó lâu dài”.
Cộng tác viên Nguyễn Sơn phát biểu tại hội nghị. Ảnh: P.L
Cộng tác viên Nguyễn Sơn phát biểu tại hội nghị. Ảnh: P.L
Từng là phóng viên Báo Gia Lai, sau chuyển qua công tác tại Báo Nông thôn ngày nay cho tới khi nghỉ hưu, nhà báo Ngọc Tấn vẫn luôn gắn bó với tờ báo của Đảng bộ tỉnh. “Tôi từ Báo mà trưởng thành, sau đó công tác tại cơ quan báo chí khác nhưng vẫn xem đây là ngôi nhà của mình để tiếp tục cống hiến, xây dựng”-nhà báo Ngọc Tấn tâm sự. Tương tự, TS. Nguyễn Thị Kim Vân-nguyên Giám đốc Bảo tàng tỉnh, một nhà nghiên cứu lịch sử và yêu thích văn hóa dân tộc cũng đã đem đến cho độc giả nhiều bài viết có hàm lượng thông tin cao. Tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Vân chia sẻ: “Báo Gia Lai là tờ báo mà tôi rất quý bởi cách làm việc nghiêm túc, chuyên nghiệp, trân trọng từng bài viết của cộng tác viên. Tôi cũng thấy rất ấm lòng khi luôn nhận được sự quan tâm, động viên của quý báo”.
Những góp ý chân tình
Trong không khí thân tình, gần gũi, các cộng tác viên còn có nhiều ý kiến xây dựng, góp ý góp phần giúp tờ báo Đảng địa phương ngày càng phát triển hơn nữa. Tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Vân cho rằng, Báo Gia Lai vẫn chưa có sự thống nhất trong cách viết tên địa danh và tên người dân tộc thiểu số. “Dẫu biết đây là cái khó chung nhưng hy vọng Báo Gia Lai sẽ kịp thời cải thiện. Ngoài ra, cách chú thích ảnh và chọn ảnh cũng cần đổi mới, phù hợp và thận trọng để bài báo hoàn chỉnh hơn”-TS. Nguyễn Thị Kim Vân nêu ý kiến. Nhà báo Ngọc Tấn thẳng thắn góp ý, Báo Gia Lai nên có thêm nhiều chuyên mục hấp dẫn bạn đọc; các tuyến bài dài kỳ cần đầu tư sâu, giải quyết rốt ráo vấn đề đặt ra; chú trọng cách đặt tít, tránh sự trùng lặp…
Bên cạnh đó, Báo Gia Lai điện tử cũng nhận được nhiều góp ý của cộng tác viên. Phần lớn các ý kiến cho rằng, Báo Gia Lai điện tử phải nhanh nhạy hơn trong việc đăng tải thông tin, đặc biệt là các sự kiện “nóng”, đáp ứng sự quan tâm của độc giả. Phóng viên Nguyễn Hiền (Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Đak Pơ) nêu ý kiến: “Xu hướng chung của báo chí hiện nay là đa phương tiện. Vì thế tôi nghĩ, tin, bài đăng trên báo Gia Lai điện tử nếu có thêm hình ảnh, kèm clip ngắn hay đoạn ghi âm thì sẽ lôi cuốn độc giả hơn”.
Thay mặt Ban Biên tập, nhà báo Huỳnh Kiên-Tổng Biên tập Báo Gia Lai bày tỏ sự trân trọng trước tình cảm và trách nhiệm của cộng tác viên đối với Báo. Nhà báo Huỳnh Kiên nhấn mạnh: “Tôi chân thành ghi nhận và tri ân sự đóng góp của anh chị em cộng tác viên dành cho Báo Gia Lai trong thời gian qua. Sự cộng tác nhiệt tình của các cộng tác viên giúp tờ báo ngày càng phát triển hơn. Thời gian tới, Báo Gia Lai sẽ tiếp tục củng cố, mở rộng mạng lưới cộng tác viên ở các huyện, thị xã, thành phố và trong cả nước. Đồng thời, phối hợp với Hội Nhà báo tỉnh tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ dành cho đối tượng cộng tác viên nhằm nâng cao chất lượng tác phẩm báo chí. Hy vọng đội ngũ cộng tác viên tiếp tục giữ mối liên hệ, cộng tác thường xuyên, góp phần quan trọng vào sự phát triển của Báo Gia Lai”.
PHƯƠNG LINH

Có thể bạn quan tâm

Nghề "hot" phòng gym

Nghề "hot" phòng gym

(GLO)- Hiện nay, nhiều người dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) thường xuyên tập gym để có thân hình cân đối, cải thiện sức khỏe. Theo đó, nghề PT (personal trainer-huấn luyện viên cá nhân) cũng không còn xa lạ.
Người chắp cánh cho ước mơ học tiếng Anh của học sinh

Người chắp cánh cho ước mơ học tiếng Anh của học sinh

(GLO)- Cách đây 5 năm, anh Tạ Ngọc Thinh quyết định từ bỏ cơ hội làm việc tại TP. Hồ Chí Minh để về Gia Lai lập nghiệp bằng việc mở Trung tâm Ngoại ngữ Việt Anh VES (số 30 Trần Quang Khải, TP. Pleiku). Từ đó, anh đã góp phần chắp cánh cho ước mơ học tiếng Anh của nhiều em học sinh.
Mức lương cao nhất lên đến 15 triệu đồng/tháng

Mức lương cao nhất lên đến 15 triệu đồng/tháng

Thị trường lao động đang bắt đầu có dấu hiệu phục hồi tương đối nhanh nhờ việc kiểm soát tốt tình hình dịch COVID-19. Từ nay đến cuối năm, vẫn có rất nhiều doanh nghiệp và người lao động có nhu cầu tuyển dụng và tìm kiếm việc làm ở mức cao. Do đó, các phiên giao dịch việc lưu động thời điểm này đang được tích cực triển khai thực hiện, nhằm tăng cường khả năng kết nối giữa các bên.
Gia Lai: Tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội

Gia Lai: Tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội

(GLO)- Trong 2 ngày (30 và 31-10), tại TP. Pleiku, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai tổ chức tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội cho 172 công chức văn hóa-xã hội thuộc các huyện: Đức Cơ, Ia Grai, Chư Păh, Chư Prông, Đak Đoa, TP. Pleiku và các cơ sở bảo trợ xã hội, gồm: Trung tâm Bảo trợ Xã hội tổng hợp tỉnh, Cơ sở Tư vấn và Cai nghiện ma túy tỉnh, Nhà trẻ mồ côi Sao Mai, chùa Bửu Châu, Làng trẻ em SOS Pleiku.
Cải cách hành chính kỳ cuối: Công khai, minh bạch, nâng cao chất lượng phục vụ

Cải cách hành chính kỳ cuối: Công khai, minh bạch, nâng cao chất lượng phục vụ

(GLO)- Mặc dù còn nhiều khó khăn song kết quả cải cách hành chính (CCHC) nhà nước của tỉnh Gia Lai giai đoạn 2011-2020 đã tạo sự chuyển biến về cải cách thể chế, thủ tục hành chính (TTHC), tổ chức bộ máy, công vụ, công chức, tài chính công và hiện đại hóa hành chính. Đó là tiền đề để tỉnh tiếp tục thực hiện thắng lợi các mục tiêu CCHC, hướng đến sự hài lòng của người dân.