Công bố cuộc thi khởi nghiệp về IoT với quy mô toàn quốc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Chiều 24-7, tại Hà Nội, Tổng Công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom) công bố tổ chức cuộc thi “Vietnam IoT Hackathon 2017” trên quy mô toàn quốc với các giải thưởng có tổng trị giá gần 600 triệu đồng.
 

Họp báo công bố cuộc thi “Vietnam IoT Hackathon 2017”.
Họp báo công bố cuộc thi “Vietnam IoT Hackathon 2017”.

Sự kiện đánh dấu những hành động hỗ trợ và đầu tư cụ thể của Viettel tới các StartUp triển vọng, tiếp sức cho những tài năng của giới tri thức trẻ Việt Nam. Chủ đề của cuộc thi là IoT - Internet of Things, hay còn gọi là mạng lưới vạn vật kết nối Internet.

Các StartUp có thể nộp dự án xoay quanh các vấn đề về như: Nhà xưởng thông minh; Nông nghiệp thông minh; Năng lượng thông minh; Bán lẻ thông minh; Thiết bị đeo thông minh; Tự động hoá; Thành phố thông minh; An ninh; Sức khoẻ; Sản xuất thông minh…

Tính đột phá và tính sáng tạo, mô hình kinh doanh và ứng dụng thực tế là các tiêu chí hàng đầu để sản phẩm đạt giải.

Diễn ra từ ngày 26-7 đến 30-9, các đội tham gia “Vietnam IoT Hackathon 2017” sẽ trải qua các vòng sơ loại, đào tạo - tư vấn và 15 đội sẽ tham gia vòng phản biện để chọn ra 4 đội với dự án xuất sắc nhất thi vòng chung kết.

Các giải thưởng có tổng giá trị gần 600 triệu đồng sẽ được trao cho 4 đội thắng cuộc tại “Vietnam IoT Hackthon 2017”. Trong đó, giải Vô địch trị giá 150 triệu đồng (bao gồm 80 triệu đồng tiền mặt, điện thoại thời thượng, tài khoản Viettel Bankplus, 6 tháng 4G data miễn phí, 1 năm sử dụng cloud miễn phí và 1 năm sử dụng dịch vụ của UP miễn phí).

Bên cạnh giải thưởng, Viettel Telecom cam kết sẽ đồng hành và cùng xây dựng các sản phẩm đạt giải trong vòng 1 năm.

 Hiện nay, IoT đang trở thành xu hướng mới tại Việt Nam và là mảnh đất tiềm năng để khởi nghiệp. Ông Tống Viết Trung - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Viễn thông Quân đội cho biết: “Sự phát triển mạnh mẽ của các ứng dụng IoT hiện nay đến từ 2 yếu tố. Thứ nhất là chi phí sản xuất thấp: chỉ cần nhóm StartUp nhỏ từ 2-4 người là đủ tạo ra sản phẩm trong thời gian ngắn. Thứ hai là sự phát triển internet và các thiết bị thông minh như smartphone, tablet, smart tivi. Tại cuộc thi này, 2 yếu tố trên sẽ gặp nhau, bởi Viettel có lợi thế về hạ tầng, kinh nghiệm triển khai và vốn đầu tư, luôn sẵn sàng “tiếp sức” cho các StartUp”.

Phối hợp với Viettel để tổ chức cuộc thi “Vietnam IoT Hackathon 2017” là UP Coworking Space - Đơn vị cung cấp không gian làm việc chung hiện đại nhất, lớn nhất và duy nhất mở cửa 24/7 tại Việt Nam. “Không gian làm việc chung” là giải pháp tiết kiệm chi phí cho các nhóm StarUp hiện nay.

Ngay từ bây giờ, tất cả các nhóm hay cá nhân trên khắp Việt Nam đều có thể đăng ký tham gia cuộc thi tại website http://vietnamiothackathon.com.

Hạn cuối đăng ký dự thi là ngày 10-9-2017.

Trần Bình (sggp)

Có thể bạn quan tâm

Khởi nghiệp ở 'cổng trời'

Khởi nghiệp ở 'cổng trời'

Vĩnh Sơn là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện miền núi Vĩnh Thạnh (Bình Định). Nằm ở độ cao khoảng 800m so mặt nước biển, Vĩnh Sơn được ví von là “cổng trời”, mang nét đẹp nguyên sơ đặc trưng.

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Dành trọn đam mê trong phòng thí nghiệm, chắt chiu trong từng thí nghiệm, TS. Phạm Thanh Tuấn Anh, SN 1992, Phó trưởng phòng Phòng thí nghiệm Vật liệu Kỹ thuật cao, Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG HCM), đã gặt hái nhiều thành tựu trong lĩnh vực công nghệ vật liệu mới.

Chàng trai đam mê làm nông nghiệp sạch

Chàng trai đam mê làm nông nghiệp sạch

Đam mê làm nông nghiệp, hướng đến những sản phẩm sạch, anh Nguyễn Mạnh Tường đã đầu tư phát triển mô hình liên kết sản xuất chế biến, tiêu thụ rau, củ, quả. Mô hình này vừa đạt giải Nhất cuộc thi Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn tỉnh Hà Tĩnh năm 2024, do Tỉnh Đoàn Hà Tĩnh tổ chức.