Công an nằm rừng 5 tháng hốt trọn ổ nhóm lâm tặc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Để đảm bảo hoàn toàn bí mật, Giám đốc Công an tỉnh Đắk Lắk đã điều động lực lượng từ Công an TP.Buôn Ma Thuột, nằm rừng 5 ngày liền bắt trọn một nhóm phá rừng tại huyện Ea Kar.
Sáng nay, 20/8, lực lượng chức năng tỉnh Đắk Lắk vẫn đang khám nghiệm hiện trường, đo đếm khối lượng gỗ bị khai thác trái phép tại tiểu khu 692, thuộc lâm phần của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Ea Kar (huyện Ea Kar, Đắk Lắk).
 
Các đối tượng bị bắt quả tang đang phá rừng.
Trước đó, đầu tháng 3/2019, từ tình trạng "nóng" về việc phá rừng xảy ra trên địa bàn huyện Ea Kar, Giám đốc Công an tỉnh Đắk Lắk đã trực tiếp chỉ đạo 2 lực lượng gồm Cảnh sát kinh tế Công an TP.Buôn Ma Thuột và đội Đặc nhiệm của phòng cảnh sát cơ động Công an tỉnh Đắk Lắk bám sát các điểm nóng nạn phá rừng ở huyện Ea Kar.
 
Một cây gỗ có đường kính lên đến 80cm bị cưa hạ.
Sau gần 5 tháng liền kiên trì mật phục, theo dõi giữa những cánh rừng bạt ngàn, đến khoảng 16h ngày 18/8, một tổ công tác của 2 lực lượng trên đã bắt quả tang 4 đối tượng đang cưa hạ 6 cây gỗ Chò Khét tại khu vực rừng thôn 15, xã Cư Yang (thuộc lâm phần của Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Ea Kar quản lý).
 
Hiện trường một vụ phá rừng khác được công an phát hiện.
Qua đo đếm, các cây gỗ này có đường kính từ 70- 80cm, cao 20 đến 30m, với tổng khối lượng khoảng trên 60m3. Tiếp tục mở rộng kiểm tra, tổ công tác còn phát hiện thêm hàng chục cây gỗ lớn khác đã bị các đối tượng cưa hạ và 2 bãi tập kết gỗ nằm ngay bìa rừng với 47 hộp gỗ được cưa xẻ vuông vắn. Tổng khối lượng gỗ ban đầu đo được khoảng gần 100m3.
4 đối tượng bị bắt giữ được xác định là Hoàng Văn Năm (32 tuổi), Ngô Văn Nam (35 tuổi), Hoàng Văn Nam (35 tuổi) và Phùng Văn Hội (24 tuổi) đều trú ở thôn 15, xã Cư Yang, huyện Ea Kar.
 
Bước đầu công an thu giữ khoảng hơn 100m3 gỗ bị khai thác trái phép.
Đáng chú ý, trong 4 đối tượng này có Hoàng Văn Nam là thôn trưởng thôn 15, xã Cư Yang. Bước đầu, Nam thừa nhận đã được ông Lê Văn Thắng (55 tuổi, trú xã Ea Pal, huyện Ea Kar) thuê vào rừng cưa gỗ với ngày công 300.000 đồng. Dụng cụ để phá rừng (cưa máy, xăng…) được ông Thắng cung cấp. Nam cũng thừa nhận đã khai thác gỗ trong một thời gian dài nhưng không thấy bóng dáng kiểm lâm hay chủ rừng đến hỏi.
Từ lời khai của Nam, công an đã triệu tập ông Lê Văn Thắng lên làm việc. Hiện công an đang đấu tranh làm rõ hành vi của ông Thắng.
 
Cận cảnh hiện trường vụ phá rừng.
Nói về tình trạng phá rừng ở Ea Kar, thiếu tá Thái Khắc Chính - Đội trưởng đội Cảnh sát Kinh tế Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết, tại khu vực giáp ranh giữa xã Cư Yang và xã Cư San (huyện M’Đrắk) nạn phá rừng diễn ra hết sức phức tạp. Lâm tặc thường dừng trâu hoặc xe máy độ chế lên khai thác.
Tuy nhiên, khi thấy người lạ, lâm tặc liền gọi điện báo cho nhau. Chính vì vậy để bắt được lâm tặc, lực lượng công an đã phải băng đường rừng từ nhiều nhiều hướng đến và mật phục một thời gian rất dài.
Duy Hậu (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng: Đã 3 lần từ chối, nhưng sau vẫn nhận tiền là sai lầm

Cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng: Đã 3 lần từ chối, nhưng sau vẫn nhận tiền là sai lầm

Tiếp tục xét hỏi các bị cáo là cựu lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng về hành vi nhận hối lộ hàng tỷ đồng của bị cáo Nguyễn Cao Trí (Tổng Giám đốc Công ty Sài Gòn Đại Ninh), chủ tọa Trần Nam Hà đề nghị các bị cáo “đi thẳng vào vấn đề”, không trình bày lòng vòng.