Con voi cuối cùng ở Bắc Tây Nguyên đã chết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Voi Yẵ Tao - con voi cuối cùng ở khu vực Bắc Tây Nguyên đã chết bên bờ suối sau khi chán ăn, mệt mỏi.
Ngày 4-12, gia đình anh Siu Kiêm (xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) xác nhận con voi Yẵ Tao – là con voi cuối cùng ở khu vực Bắc Tây Nguyên - đã chết.
Chị Ploanh, người nhà chủ voi, cho biết vào hôm qua (3-12), con voi Yẵ Tao được đưa ra bờ sông Ia Tul uống nước. Sau khi uống xong thì con voi nằm vật bên bờ suối, một lúc sau thì chết. "Con voi Yẵ Tao đã gắn bó với gia đình tôi nhiều năm. Hôm nay, gia đình sẽ mai táng Yă Tao ngay tại bờ suối Ia Tul này" - chị Ploanh buồn bã nói và cho biết trước khi chết, con voi đã có biểu hiện chán ăn, mệt mỏi từ ngày trước.

Chú voi Yẵ Tao chết sau khi mệt mỏi, chán ăn
Chú voi Yẵ Tao chết sau khi mệt mỏi, chán ăn
Voi Yă Tao được ông Ksor Chăm (ở xã Chư Mố, huyện Ia Pa) mua trong một phiên chợ voi ở Đăk Lăk năm 1990. Sau khi ông Chăm qua đời, người con rể Siu Kiêm thay cha chăm sóc voi Yă Tao. Hàng ngày, voi Yă Tao được anh Siu Kiêm chăm sóc, nuôi dưỡng trong làng Chư Tol. Đến khi chết, voi Yẵ Tao được xác định tròn 50 tuổi.

Voi Yẵ Tao cô đơn nhiều năm trước khi chết
Voi Yẵ Tao cô đơn nhiều năm trước khi chết
Từ đầu năm 2014 đến nay, Yẵ Tao là con voi cuối cùng còn sống ở khu vực Bắc Tây Nguyên. Trước đó, làng Nhơn Hòa, xã Nhơn Hòa (huyện Chư Pứh) và làng Chư Mố (huyện Ia Pa) nổi tiếng với gồm nghề thuần dưỡng voi. Năm 1975, voi ở Nhơn Hòa có chừng 30 con. Năm 1992, số lượng voi giảm còn 14 con. Đến đầu năm 2014, chú voi Yă Tao là con voi cuối cùng còn sống ở Gia Lai.
Hoàng Thanh (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Tập trung phát triển du lịch cộng đồng ở Kon Plông

Tập trung phát triển du lịch cộng đồng ở Kon Plông

Thực hiện Chỉ thị số 27 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum về phát triển du lịch cộng đồng tại các thôn (làng) đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn, Ban Thường vụ Huyện ủy Kon Plông đã nỗ lực, tập trung hiện thực các chỉ đạo, đến nay đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Xa dần tiếng trống hơ gơr

Xa dần tiếng trống hơ gơr

(GLO)- Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, trống là vật thiêng, có Yàng trống bảo hộ, có giá trị cao nên cất giữ nơi trang trọng và được đem ra dùng trong những dịp lễ hội lớn của buôn làng hoặc gia đình. Ngày nay, các buôn làng ở Tây Nguyên dường như xa dần tiếng trống hơ gơr.