Còn đó tập quán sinh con tại nhà

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Nhiều năm qua, mặc dù được Nhà nước quan tâm hỗ trợ trong việc khám- chữa bệnh, xây dựng trạm y tế cơ sở và tăng cường bổ sung đội ngũ y- bác sĩ có chuyên môn về tận các thôn làng vùng sâu, vùng xa, thế nhưng việc đến cơ sở y tế để khám- chữa bệnh, đặc biệt khi sinh nở vẫn chưa trở thành thói quen của nhiều người.

Trong một dịp tình cờ, tại Trạm Y tế xã Al Bá (Chư Sê, Gia Lai) chúng tôi thấy cán bộ y tế đang cấp thuốc cho 2 mẹ con là người địa phương đến khám bệnh. Sau một lúc thăm khám mẹ con chị Khơk- sống tại làng Ia Choan cho biết: Do không đảm bảo vệ sinh cho con và cả mẹ nên toàn người cháu bé và mẹ nổi rất nhiều đốm trắng, đỏ gây ngứa và đã chữa bằng nhiều cách nhưng không khỏi nên mới đến Trạm Y tế nhờ y- bác sĩ giúp đỡ. Không chỉ thế, cháu Rơmah Khang gần 1 tuổi cũng chưa một lần được tiêm chủng theo chương trình tiêm chủng mở rộng của Bộ Y tế. Đáng quan tâm hơn, từ khi mang thai đến lúc sinh con, chị Khơk chưa một lần đi khám, khi sinh thì gia đình gọi người làng đến giúp.

Đây không là trường hợp cá biệt mà trở nên phổ biến tồn tại từ bao đời nay tại các thôn làng.

Chị Khơk được cán bộ hướng dẫn sử dụng thuốc tại Trạm Y tế xã Al Bá (Chư Sê). Ảnh: Nguyễn Giác
Chị Khơk được cán bộ hướng dẫn sử dụng thuốc tại Trạm Y tế xã Al Bá (Chư Sê). Ảnh: Nguyễn Giác

Chị Trần Thị Ngoãn- cán bộ nữ hộ sinh Trạm Y tế xã Al Bá cho biết: Tổng số ca sinh đến nay trong toàn xã là 143 trẻ, nhưng trong đó số trẻ sinh tại trạm và có sự hỗ trợ của các thiết bị y tế đảm bảo vô trùng chưa đến 1/5, số còn lại đều sinh tại nhà qua sự giúp đỡ của người già với phương pháp hỗ trợ trước và sau sinh không mấy an toàn cho cả mẹ và con.

Trao đổi về vấn đề này, bác sĩ Mạc Văn Thắng- Phó Giám đốc Trung tâm Chăm sóc Sức khỏe Sinh sản tỉnh Gia Lai cho biết: Nếu thai phụ không đến cơ sở y tế để sinh và được hỗ trợ về chuyên môn thì mức độ nguy hiểm dẫn đến tử vong cho cả mẹ và bé là không thể lường trước. Thai phụ có thể dẫn đến tai biến trong lúc chuyển dạ kéo dài dẫn đến suy thai, gây nguy hiểm cho thai nhi, bị uốn ván rốn sơ sinh do sử dụng dụng cụ cắt rốn không được vô trùng và băng huyết dễ dẫn đến tử vong đối với thai phụ sau khi sinh… là những tình huống có thể xảy ra và chỉ có thể ngăn chặn được nếu có sự can thiệp kịp thời về vật tư và cán bộ y tế cơ sở ngay từ lúc đầu.

Để giảm bớt rủi ro, nhiều năm qua đã có gần 400 chị em, đa phần là cán bộ làm công tác phụ nữ trên địa bàn được tham gia học tập lớp “Nữ hộ sinh dân tộc thiểu số” do Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ-  TP. Hồ Chí Minh tổ chức trong thời gian 6 tháng và bổ sung kiến thức hàng năm. Chương trình đã phát huy hiệu quả một cách tích cực, các cán bộ hoàn thành lớp học trở về làm “bà đỡ dân gian” tích cực, vì họ rất gần gũi với dân làng, khi có thai phụ chuẩn bị sinh thì tiếng nói của bà đỡ này rất được tin tưởng. Không ít sản phụ nghe theo “bà đỡ” đến cơ sở y tế để sinh và được hỗ trợ kịp thời, nhất là khi có tình huống khó khăn.

Theo số liệu tổng hợp từ Sở Y tế: Đến nay, 100% số xã trên địa bàn tỉnh đã có nữ hộ sinh hoặc y sĩ sản nhi, 219 xã, phường, thị trấn có cơ sở y tế và 1.895 nhân viên y tế làm việc trực tiếp tại các thôn, làng.

Là một trong những “bà đỡ dân gian” về làng, chị Đinh Thị Ngọc-  Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Đak Tơ Pang, huyện Kông Chro cho biết: Năm 2005, tôi và hơn 40 phụ nữ tại các thôn làng trong tỉnh tham gia học “lớp nữ hộ sinh dân tộc thiểu số” tại TP. Hồ Chí Minh, do Bệnh viện Từ Dũ tổ chức và tài trợ hoàn toàn  kinh phí. Sau thời gian 6 tháng giảng dạy và cho tham gia trực tiếp các ca sinh tại bệnh viện. Chúng tôi đã có được những kiến thức và kỹ năng nhất định, có thể tham gia hộ sinh cho một ca khó kéo dài trong vài giờ đồng hồ. Đến nay sau 4 năm làm công tác phụ nữ và kiêm luôn nhiệm vụ bà đỡ tại xã, mỗi khi trong làng thông báo về một ca sắp sinh mà không có điều kiện đến cơ sở y tế là tôi đến ngay để hỗ trợ. Kiến thức được học và tôi luyện trong thực tế, chị Ngọc đã luôn tận tụy với công việc và đã giúp hàng trăm chị em sinh nở an toàn.

Sinh đẻ tại nhà, thực tế hãy còn là mối lo của toàn xã hội, khi tập quán lạc hậu còn đeo bám người dân.

Nguyễn Giác



Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

(GLO)- Chiều 12-1, tại Hội trường 19-5 huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai), đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã về thăm và trao quà Tết cho 100 công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại 2 huyện Chư Prông, Đức Cơ và Công ty Quang Đức.
Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

(GLO)- Sáng 12-1, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Xuân đoàn kết-Tết yêu thương“ nhằm tạo khí thế vui tươi, đầm ấm nhân dịp Tết Quý Mão 2023 và chia sẻ khó khăn với hội viên phụ nữ nghèo trên địa bàn.
Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

(GLO)- Đó là anh Cao Thanh Bình, dân tộc Chứt, ở làng Mơ Nú (xã Ia Kênh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Từ người làm thuê, 20 năm sau, anh trở nên giàu có. Không chỉ nỗ lực làm giàu cho bản thân, anh còn góp phần lan tỏa hình ảnh sống tích cực, tham gia giải quyết việc làm tại địa phương.
Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

(GLO)- Sáng 10-1, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Gia Lai, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Chương trình trao quà Tết Quý Mão 2023 của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Tổng LĐLĐ Việt Nam đến 200 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh và trao tặng kinh phí hỗ trợ 22 nhà “Mái ấm Công đoàn“ cho đoàn viên khó khăn về nhà ở.
SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

(GLO)- Sau 2 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Hỗ trợ giao thông SOS Gia Lai đã được công nhận là CLB trực thuộc Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Đây là sự động viên, khích lệ kịp thời và tiếp thêm nguồn động lực để các thành viên tiếp tục chung tay hỗ trợ cộng đồng.
Phố núi ngày đầu năm

Phố núi ngày đầu năm

(GLO)- Phố núi Pleiku bước vào ngày đầu tiên của năm mới 2023 trong tiết trời trong lành, thoáng đãng. Không khí đông đúc, tất bật của những ngày thường dường như được thay bằng bức tranh yên bình với hình ảnh người người vui xuân và kỳ vọng vào những điều tốt đẹp. Phóng viên Báo Gia Lai điện tử đã ghi lại những khoảnh khắc này trong ngày đầu năm.
Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổng kết, trao giải 2 cuộc thi "Đường về nhà" và tìm hiểu chính sách pháp luật

Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổng kết, trao giải 2 cuộc thi "Đường về nhà" và tìm hiểu chính sách pháp luật

(GLO)- Sáng 28-12, Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổ chức tổng kết và trao giải 2 cuộc thi sáng tác video, clip truyền thông “Đường về nhà“ và cuộc thi viết “Tìm hiểu chính sách pháp luật trong cán bộ, đoàn viên, công nhân viên chức-lao động (CNVC-LĐ) toàn tỉnh“ năm 2022.
Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19

Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19

(GLO)- Ngày 27-12, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng tại thị xã An Khê. Bà Siu Hương-Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh làm trưởng đoàn giám sát.
Tặng quà cho 100 học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Đức Cơ

Tặng quà cho 100 học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Đức Cơ

(GLO)- Chiều 22-12, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Gia Lai phối hợp cùng Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh tổ chức tặng quà cho các em học sinh người dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn tại trường Tiểu học Võ Văn Kiệt (xã Ia Dơk, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai).
Gia Lai quy định về quay vòng vốn hỗ trợ cộng đồng đối với các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia

Gia Lai quy định về quay vòng vốn hỗ trợ cộng đồng đối với các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia

Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa có Quyết định số 42/2022/QĐ-UBND về cơ chế quay vòng một phần vốn hỗ trợ để luân chuyển trong cộng đồng thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng thuộc các Chưong trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh.