Cỏ giêng hai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Không phải ngẫu nhiên người ta hay sử dụng mỹ từ “hoa cỏ mùa xuân”. Có lẽ vì xuân về, cỏ có cớ để mềm, hoa có cớ để thơm chăng? Kỳ thực, trong mỗi gia đình vào dịp Tết, người ta vẫn rộn ràng với cây hoa cảnh nhiều hơn, thậm chí là ngóng chờ hoa nở cho kịp đêm giao thừa vì sợ đầu năm thiếu đi sắc thắm thì ngày vui lại trở nên tẻ nhạt. Giờ đã là giêng hai, hoa bắt đầu đổi màu. Tôi lại miên man nghĩ nhiều về cỏ.
Ảnh minh họa (nguồn internet)
Ảnh minh họa (nguồn internet)
Hoa lá đẹp nhất ở cái giây phút được treo trên cành biếc. Còn cỏ bao giờ cũng nằm với đất, đi qua bao nhiêu giá rét và lớp lớp sương lạnh để có được những mùa long lanh. Nhất là cỏ dại, nhỏ bé mà dẻo dai. Chẳng cần bàn tay chăm sóc của con người, cứ tự nhiên, hoang dại và kiêu hãnh đến lạ. Màu xanh của cỏ đổi sắc theo mùa: đông phôi phai, hạ xao xuyến, thu quyến rũ và xuân thắp màu hy vọng. Cứ thế, đất trời chẳng bao giờ vắng cỏ. Những ngày mưa xuân giăng vào miền nhớ, cỏ lại khấp khởi vì được tưới mình, được mềm như dải lụa, óng như vầng trăng non và sẽ thơm như môi người con gái.
Ai đã từng đi trên cỏ mới thấm hết cái nồng nàn của cỏ. Cỏ vốn dung dị mà đa tình, đắp xanh bờ bãi, ươm mầm nắng xôn xao. Ở thôn quê giờ này chắc cỏ đã gieo mình tít tắp triền đồi. Đám trẻ con lại thả diều, chăn trâu và nheo đôi mắt cười thơ ngây trên cỏ, những vạt cỏ hiền lành. Nếu thiếu cỏ, mặt đất sẽ trần trụi và vắng lặng biết nhường nào.
Làm sao để con người ta sống hồn nhiên và vô tư như cỏ? Có người nói hạnh phúc tựa như một chuyến tàu nhanh mà người đời không bao giờ muốn dừng ở ga xép. Thế rồi cứ vội vàng mãi. Thử một sớm mai tìm đến chân trời nào có cỏ, nằm gối mình lên thảm xanh non, lặng nghe hương cỏ thì thào với gió những lời say mê… để sống chậm lại, thả mình ra thênh thang với đất trời và an nhiên như lòng cỏ.
Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh đã đặt nhan đề cho cuốn tiểu thuyết viết về cuộc sống của những đứa trẻ ở một vùng quê nghèo khó là “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”. Một cái tên đầy ấn tượng! Thêm một lần nữa, cỏ lặng lẽ làm nền, cỏ xanh để hoa được rực vàng hơn. Dẫu có người mãi ngắm hoa mà quên mình thì cỏ vẫn cứ vui. Có lẽ sau rất nhiều nếm trải, cỏ vẫn sáng trong, để hoa nói hộ lời yêu với mùa xuân.
Giêng hai, tôi chưa thử cảm giác cúi thật gần và hôn lên cỏ, nhưng tin là cỏ vẫn non xanh…
LỮ HỒNG

Có thể bạn quan tâm

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

(GLO)- Đằng sau những người chiến sĩ cống hiến máu xương cho Tổ quốc là sự hy sinh lặng lẽ của những người mẹ. Họ lặng thầm tiễn lần lượt chồng, con lên đường để rồi mòn mỏi chờ đợi, nỗi đau dằng dặc đổi lấy niềm vui chung của quê hương, đất nước...

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

(GLO)- Tôi bước vào nghề báo thì gặp anh Nguyễn Hoàng Thu. Bấy giờ, anh cũng mới vào Báo Thanh Niên, thường trú ở Tây Nguyên. Lúc này, anh còn độc thân, sống ở Buôn Ma Thuột. Anh hơn tôi đến chục tuổi, thường đội chiếc mũ beret màu đen trông rất lãng tử, nhưng tính tình khá trẻ trung và cá tính.

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

(GLO)- Biết bao nhiêu người đã ngã xuống, đổi máu xương cho đất nước, quê hương thanh bình. Thương xót và biết ơn, những dòng thơ của nhà thơ Phạm Đức Long cũng trở nên da diết: "Xin người hóa núi hóa sông/Ngàn năm mây trắng phiêu bồng bóng quê!"...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.
Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.