Cô gái Việt khởi nghiệp với phở, lọt top Forbes 30 Under 30 Slovakia

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Lucia Thao Huong Simekova (27 tuổi) - được vinh danh ở lĩnh vực Kinh doanh, Forbes 30 Under 30 Slovakia - hiện là chủ 3 cửa hàng và biết 4 thứ tiếng gồm Việt, Slovak, Pháp, Anh.
Tháng 4 vừa qua, tạp chí Forbes Slovakia công bố danh sách 30 Under 30, vinh danh 30 gương mặt trẻ dưới 30 tuổi có hoạt động nổi bật ở nhiều lĩnh vực.
Trong đó, Lucia Thao Huong Simekova (Vũ Thảo Hương, sinh năm 1993) xuất hiện ở mảng Kinh doanh với lời giới thiệu: “Sinh ra ở Bratislava, nhưng bố mẹ cô đến từ miền Bắc Việt Nam. Với thương hiệu Phočkáreň (Phở - PV), cô xây dựng nhà hàng phục vụ các món ăn Việt”.
Cũng theo tạp chí này, trong 3 năm hoạt động, nhà hàng Phở đạt doanh thu hơn 3 triệu euro/năm (3,4 triệu USD).
Theo Forbes Slovakia, Lucia Thao Huong là người Việt đầu tiên có tên trong danh sách của tạp chí.
“Tôi cảm thấy hạnh phúc và biết ơn khi trở thành 1 trong những gương mặt ưu tú của Forbes. Điều này giống như giấc mơ trở thành hiện thực. Tôi cũng rất phấn khích khi được đại diện cho người Việt Nam theo cách này”, Hương nói với Zing.
Lucia Thao Huong Simekova (thứ 2 từ trái qua) được tạp chí Forbes Slovakia vinh danh vào tháng 4 vừa qua.
Lucia Thao Huong Simekova (thứ 2 từ trái qua) được tạp chí Forbes Slovakia vinh danh vào tháng 4 vừa qua.
Biến lời chế giễu thành động lực
Vũ Thảo Hương là người con lớn nhất trong gia đình có 4 chị em ở làng Ivanka pri Dunaji (Bratislava, Slovakia). Bố cô là người gốc Hà Nội, mẹ đến từ Nam Định.
Gia đình kinh doanh quần áo nên từ nhỏ, Hương đã loanh quanh ở cửa hàng phụ giúp bố mẹ việc lặt vặt. Lên cấp 3, cô thường xin bố cho đi cùng sang Ba Lan để nhập mẫu mới, bán hàng ở các hội chợ, triển lãm trên khắp Slovakia.
Vì là những người Việt hiếm hoi trong làng, gia đình Hương thường gặp phải những lời bàn tán, dị nghị về nguồn gốc.
“Họ gọi tôi là ‘đồ hề’ và nói rằng tôi sẽ bán giẻ lau ở chợ khi lớn lên. Điều khó không dễ nghe chút nào, nhưng cũng là động lực thúc đẩy tôi vươn lên”, cô kể.
Bỏ ngoài tai mọi lời chế giễu, Hương cố gắng học thật giỏi và mơ ước một ngày đặt chân tới Đại học Harvard (Mỹ). Cô bộc lộ sự nổi trội ở môn Toán học và từng đoạt giải ba ở nhiều cuộc thi Toán dành cho học sinh trung học trong khu vực.
Bỏ ngoài tai mọi lời dị nghị về gốc gác của mình, Hương không ngừng nỗ lực học tập.
Bỏ ngoài tai mọi lời dị nghị về gốc gác của mình, Hương không ngừng nỗ lực học tập.
Năm 2011, Hương giành học bổng 35.000 euro của Trường quốc tế Anh ngữ Bratislava. Dù có thể ghi danh vào nhiều đại học danh tiếng như Harvard (Mỹ) hoặc Oxford (Anh), cô cuối cùng chọn học tập tại Đại học Seattle chi nhánh Bratislava.
Theo lời TS Winston Addis - người từng giảng dạy Hương ở Đại học Seattle chi nhánh Bratislava, cô là một trong những học trò giỏi nhất của ông ở lớp học Thống kê. Bên cạnh đó, ở Hương có sự nhanh trí, chín chắn, nỗ lực, sớm báo hiệu sự nghiệp kinh doanh thành công.
Năm 2016, trong khi làm việc cho công ty Heitman - một trong các quỹ đầu tư nước ngoài hàng đầu ở Slovakia, Hương sang Anh học thạc sĩ Đầu tư bất động sản và Tài chính của Đại học Reading.
Cùng thời gian này, vừa học tập, cô vừa làm việc thêm cho Sharow Capital - công ty quản lý tài sản và đầu tư bất động sản, tập trung vào khu vực Trung và Đông Âu.
Hương từng giành danh hiệu Hoa khôi người Việt ở Slovakia.
Hương từng giành danh hiệu Hoa khôi người Việt ở Slovakia.
Khởi nghiệp bằng món ăn Việt
Sau hơn 5 năm làm việc trong lĩnh vực bất động sản, Hương tích lũy được nhiều kinh nghiệm và trên đà thăng tiến thuận lợi.
Tuy nhiên, trong tiềm thức, cô luôn cảm thấy bản thân cần kết nối điều mình làm được với cội nguồn của mình. “Tôi sinh ra ở Slovakia, nhưng dòng máu Việt Nam luôn chảy trong huyết quản”, 9X tâm niệm.
Tháng 6/2017, nhà hàng Phở đầu tiên ra đời với mục đích đưa món ăn, văn hóa Việt đến gần hơn với văn hóa Slovakia. Tại đây, khách hàng có thể thưởng thức các món ăn quen thuộc của người Việt như phở bò, phở gà, bún bò Nam Bộ hay gỏi xoài.
Theo Hương, nhà hàng của cô luôn đặt yếu tố chất lượng lên hàng đầu. Tất cả nguyên liệu đều được lựa chọn kỹ càng, xương được ninh đến 10 tiếng để tạo nên vị thơm và ngọt tự nhiên cho nước dùng.
Trong số 50 nhân viên hiện tại ở các cửa hàng của Hương, người Việt chiếm 2/3.
Hương cùng chồng Jozef (trái) và anh họ tại nhà hàng trong chuỗi Phở.
Hương cùng chồng Jozef (trái) và anh họ tại nhà hàng trong chuỗi Phở.
Với sự giúp sức của anh họ Thắng Trần (người gốc Nam Định) trong tư cách bếp trưởng, cùng với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực bất động sản thương mại, công việc kinh doanh của Hương ngày càng khấm khá.
Từ nhà hàng đầu tiên đặt tại trung tâm thương mại Bory, cô mở thêm 2 cửa hàng khác tại các trung tâm thương mại Avion, Eurovea lần lượt vào tháng 12/2018 và tháng 2 năm ngoái.
Từ đầu năm 2019, Hương nghỉ việc ở cả Heitman và Sharow Capital để dành toàn tâm huyết phát triển Phở. Với Hương, thành công của ngày hôm nay là sự đáp trả đanh thép nhất cho những lời chê bai, hoài nghi mình trong quá khứ.
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 từ đầu năm 2020, Slovakia áp đặt lệnh phong toả để chặn sự lây lan của virus. Vì thế, chỉ sau một đêm, lượng hàng bán ra tại các cửa hàng của Phở sụt hơn một nửa, doanh thu mất đến 80% những ngày sau đó.
Trước tình hình khó khăn này, Hương đăng ký ứng dụng giao hàng online, hợp tác với các công ty bán hàng trực tuyến, cắt giảm chi phí, dừng đầu tư mới... để duy trì hoạt động của cửa hàng.
Khi Slovakia nới lỏng các biện pháp hạn chế, Hương thận trọng đánh giá tình hình và lên kế hoạch cho tương lai. Cô khẳng định dù khó khăn, cửa hàng sẽ không dừng việc nấu ăn phục vụ khách hàng.
Hương cho hay tham vọng của cô là biến Phở thành chuỗi nhà hàng lớn, đồng thời là thương hiệu ẩm thực Việt uy tín ở Trung Âu.
“Tôi sinh ra ở Slovakia, nhưng dòng máu Việt Nam luôn chảy trong huyết quản”.
“Tôi sinh ra ở Slovakia, nhưng dòng máu Việt Nam luôn chảy trong huyết quản”.
Bên cạnh sự nghiệp thành công, Hương hiện có gia đình nhỏ hạnh phúc bên chồng và con trai. Tháng 10 năm ngoái, cô đưa chồng con về Việt Nam thăm họ hàng, người thân.
Ít ai biết trước đây, Hương từng giành danh hiệu Hoa khôi người Việt ở Slovakia. Cô sử dụng thông thạo tiếng Slovak và Anh. Còn tiếng Pháp và Việt có phần hạn chế.
“Tôi tự hào vì góp phần giới thiệu văn hóa Việt Nam như một cách luôn hướng về cội nguồn”, Hương nói.
Theo Thu Thảo (Zing.vn/Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Nhất nghệ tinh nhất thân vinh - Bài cuối: Phù thủy của những cỗ máy thời gian

Nhất nghệ tinh nhất thân vinh - Bài cuối: Phù thủy của những cỗ máy thời gian

Chúng tôi xin kết thúc tuyến bài này bằng câu chuyện về một người thợ sửa đồng hồ đã phát triển thành một chuỗi của hàng sửa chữa đồng hồ uy tín. Câu chuyện của anh nhắc nhở chúng ta hãy tranh thủ từng tích tắc với công việc mình đang làm và thành công đang ở phía trước…

Nữ 9X khởi nghiệp từ trái cây sấy khô

Nữ 9X khởi nghiệp từ trái cây sấy khô

Từng theo học Trường đại học Tây Nguyên, ngành kế toán, công tác tại nhiều công ty, chị Phạm Thị Nga (32 tuổi, trú tại Ea M'Nang, H.Cư Mgar, Đắk Lắk) quyết tâm về quê khởi nghiệp mô hình trái cây sấy khô.

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Dành trọn đam mê trong phòng thí nghiệm, chắt chiu trong từng thí nghiệm, TS. Phạm Thanh Tuấn Anh, SN 1992, Phó trưởng phòng Phòng thí nghiệm Vật liệu Kỹ thuật cao, Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG HCM), đã gặt hái nhiều thành tựu trong lĩnh vực công nghệ vật liệu mới.

Chàng trai đam mê làm nông nghiệp sạch

Chàng trai đam mê làm nông nghiệp sạch

Đam mê làm nông nghiệp, hướng đến những sản phẩm sạch, anh Nguyễn Mạnh Tường đã đầu tư phát triển mô hình liên kết sản xuất chế biến, tiêu thụ rau, củ, quả. Mô hình này vừa đạt giải Nhất cuộc thi Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn tỉnh Hà Tĩnh năm 2024, do Tỉnh Đoàn Hà Tĩnh tổ chức.

Chị Nguyễn Thị Thu Trang tranh tài tại chung kết toàn quốc cuộc thi phụ nữ khởi nghiệp

Chị Nguyễn Thị Thu Trang tranh tài tại chung kết toàn quốc cuộc thi phụ nữ khởi nghiệp

(GLO)- Chiều 10-10, chị Nguyễn Thị Thu Trang-Giám đốc Công ty TNHH Dược thảo LiLa (xã Tân An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) thi thuyết trình chung kết toàn quốc Cuộc thi “Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh” do Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tổ chức tại Hà Nội.

Nữ trưởng công an xã xuất sắc

Nữ trưởng công an xã xuất sắc

Đại úy Y Yến (36 tuổi, dân tộc Xơ Đăng)-Trưởng Công an xã Đăk Pxi, huyện Đăk Hà, Kon Tum, đã được Bộ Công an trao tặng danh hiệu “Phụ nữ Công an tiêu biểu”, “Nữ Công an cơ sở xuất sắc” năm 2023.