Chuyện về nữ tài xế “vô lăng vàng” của Mai Linh Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- 18 năm làm tài xế taxi tại Công ty TNHH Mai Linh Gia Lai, chị Lê Thị Kim Bình (SN 1972, trú tại phường Hội Phú, TP. Pleiku) chưa để xảy ra sự cố khi tham gia giao thông hoặc vi phạm Luật Giao thông đường bộ.

Với thành tích tiêu biểu ấy, “bóng hồng” này là 1 trong 53 lái xe tiêu biểu trong cả nước được Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia trao giải thưởng “Vô lăng vàng” lần thứ XI.

Chị Lê Thị Kim Bình nhận giải thưởng “Vô lăng vàng” (ảnh nhân vật cung cấp).

Chị Lê Thị Kim Bình nhận giải thưởng “Vô lăng vàng” (ảnh nhân vật cung cấp).

Xuất thân trong gia đình làm nghề vận tải hành khách từ trước giải phóng, chị Bình luôn ấp ủ giấc mơ được làm nghề tài xế. 18 năm trước, khi đang làm thợ may, chị quyết định đi học lấy giấy phép lái xe ô tô.

“Học xong, tôi mang hồ sơ đến mấy hãng taxi ở TP. Pleiku xin việc nhưng họ không nhận phụ nữ. Đến khi Công ty TNHH Mai Linh Gia Lai thành lập và thông báo có tuyển tài xế taxi nữ, tôi vội đến nộp hồ sơ. Khi được nhận vào làm việc, tôi vui lắm bởi ước mơ làm tài xế đã thành hiện thực. Tôi là một trong những nữ tài xế đầu tiên được Công ty nhận vào làm việc”-chị Bình kể.

Tuy có những bất tiện, khó khăn hơn so với nam giới khi làm nghề lái xe taxi nhưng được sự ủng hộ của gia đình và sự giúp đỡ của đồng nghiệp, chị Bình dần vượt qua tất cả.

Chị Bình tâm sự: “Lúc mới vào, tôi làm việc với chế độ ca 1,5 ngày/lượt chạy taxi. Nhờ vậy mà tôi có thời gian chăm sóc gia đình, nghỉ ngơi tái tạo sức khỏe và kiếm thêm thu nhập từ một số nghề khác. Sau khi con cái đã lớn thì tôi chạy xe luôn cả tháng không nghỉ.

Cũng nhờ nghề này mà tôi có thu nhập ổn định. Tôi cũng đã mua được 1 xe ô tô riêng để chạy taxi trong Công ty theo hình thức nhượng quyền thương hiệu.

Mai Linh Gia Lai giống như một gia đình, mọi người đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau. Điều đó giúp tôi có nhiều động lực để gắn bó với Công ty cho đến nay”.

Chị Bình là tấm gương trong công ty về chấp hành quy định pháp luật khi tham gia giao thông đường bộ. Ảnh: Thiên Di

Chị Bình là tấm gương trong công ty về chấp hành quy định pháp luật khi tham gia giao thông đường bộ. Ảnh: Thiên Di

Phương châm làm nghề của chị Bình là luôn đặt sự an toàn lên trên hết. Chính vì vậy mà 18 năm qua, chị chưa từng để xảy ra va chạm giao thông hay bị xử phạt vì vi phạm Luật Giao thông đường bộ. Thái độ phục vụ cũng rất chuyên nghiệp nên chị được khách hàng quý mến, thường xuyên gọi điện đặt xe.

Chị cũng có rất nhiều kỷ niệm vui buồn khó quên với nghề. Nhưng trên tất cả, chị luôn biết cách vượt qua để hoàn thành công việc.

Chị Bình chia sẻ: “Làm nghề này cũng không thoát khỏi cảnh khách hàng là nam giới có lời lẽ khiếm nhã lúc đã say rượu. Lúc đó, tôi luôn lựa lời nhã nhặn nói chuyện, thế là họ không nói nữa. Cũng có trường hợp đau ốm, tôi phục vụ tận tâm như dìu lên xuống xe, hỏi thăm sức khỏe…

Nhớ nhất là cách đây chừng 10 năm, có 1 bé gái bị đứt lìa bàn tay nhưng ở Gia Lai chưa ghép nối lại được, gia đình họ thuê taxi chở cả người lẫn thùng đá chứa bàn tay bị đứt lìa xuống nhập viện ở TP. Quy Nhơn.

Trời đã khuya và cần phải chạy xuống đến nơi trước 4 tiếng đồng hồ để kịp ghép tay nên không ai muốn nhận. Nhưng nghĩ cháu gái như con cái mình, không ghép tay được thì sau này lớn lên gặp nhiều trắc trở trong cuộc sống nên tôi nhận lời. May mắn trên hành trình ấy, mọi việc đều diễn ra suôn sẻ, an toàn.

Cũng nhờ thái độ phục vụ tận tâm, chạy xe an toàn mà tôi luôn có một lượng khách hàng thân thiết. Thậm chí, họ còn thuê chạy xe hộ về thăm quê hoặc đi công tác tỉnh xa”.

Trao đổi với chúng tôi, bà Trần Thị Ánh-Phó Giám đốc Công ty TNHH Mai Linh Gia Lai-cho biết: Chị Lê Thị Kim Bình là một trong những người gắn bó với Công ty từ thời điểm mới thành lập đến nay.

Trong quá trình làm việc, chị luôn đảm bảo an toàn về người và tài sản, không bị cơ quan chức năng xử phạt vi phạm hành chính. Đây là tiền đề để Công ty nộp hồ sơ đề nghị Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia xét trao giải thưởng “Vô lăng vàng” năm 2023 cho chị.

Sắp tới, Công ty sẽ tổ chức buổi tôn vinh giải thưởng của chị Bình nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông đường bộ cho cán bộ, nhân viên trong toàn Công ty.

Có thể bạn quan tâm

Thu nhập cao từ nuôi chồn hương

Thu nhập cao từ nuôi chồn hương

(GLO)- Với đàn chồn hương hơn 100 con, mỗi năm, trang trại của chị Thủy Thị Hồng Hậu (làng Bông Phun, xã Chư Á, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) thu về hàng trăm triệu đồng sau khi trừ chi phí đầu tư.
Dịch vụ chụp ảnh kỷ yếu “vào mùa”

Dịch vụ chụp ảnh kỷ yếu “vào mùa”

(GLO)- Những năm gần đây, nhiều học sinh cuối cấp đã lựa chọn hình thức chụp kỷ yếu với đa dạng concept (chủ đề) để lưu giữ kỷ niệm đẹp cùng thầy cô, bè bạn. Tháng 4 là thời điểm dịch vụ này bắt đầu “vào mùa”, các studio cũng bận rộn với lịch trình dày đặc.
Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

(GLO)- “Nếu Tin học là chỗ dựa cho phím đàn được thăng hoa thì âm nhạc lại giúp em xua tan đi những căng thẳng sau hàng giờ đắm chìm cùng ngôn ngữ lập trình”-em Nguyễn Đăng Khang (lớp 11C3A, Trường THPT chuyên Hùng Vương) chia sẻ.

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

(GLO)-

Dù ít tham gia các hội thi, nhưng nhiều công nhân ở Đội sản xuất số 6, Công ty 74, Binh đoàn 15 vẫn thường gọi anh Ksor Mác là "bàn tay vàng" trong đơn vị. Bởi anh không chỉ có kỹ thuật cao trong cạo mủ cao su mà hằng năm anh đều vượt kế hoạch được giao.

Chàng trai dân tộc Cao Lan với 'giấc mơ trà hoa vàng'

Chàng trai dân tộc Cao Lan với 'giấc mơ trà hoa vàng'

Chưa ai ở vùng núi Tuyên Quang từng nghĩ 'rước' chè hoa vàng tự nhiên từ rừng về nhân giống trong vườn nhà. Thế mà chàng trai dân tộc Cao Lan Lương Tiến Trung (thôn Hàm Ếch, xã Thượng Ấm, H.Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) lại thành công hơn mong đợi từ ý nghĩ táo bạo này.
Cặp đôi gen Z làm kênh hoạt hình Việt

Cặp đôi gen Z làm kênh hoạt hình Việt

Hàng chục tập phim hoạt hình, mỗi tập thu hút hàng triệu lượt xem (views) chỉ sau hơn 1 năm thành lập kênh YouTube là thành quả đáng khích lệ với Phạm Thị Hoàng Hảo (sinh năm 1999) và Đặng Trọng Nhân (sinh năm 2000).