Chuyển hóa địa bàn sau "cơn lốc" ma túy

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Phường 3, quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh một thời là địa bàn phức tạp về mua bán, sử dụng trái phép chất ma túy. Từ cuối những năm 90 đến khoảng 2012 – 2013, “cơn lốc” ma túy quét qua đây khiến bao gia đình bị hủy hoại.
Giờ nghe nói tới địa danh Cống Hộp, cầu Ba Lai hay xóm Ba Gù, hẻm 23, hẻm 67 Đinh Tiên Hoàng… không ít người vẫn chưa hết rùng mình, nhưng đó là chuyện đã qua, địa bàn này giờ đã được làm sạch nhờ sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền và lực lượng Công an cơ sở...
1. Địa danh cầu Ba Lai chính là hẻm 95, Đinh Tiên Hoàng (nay là Lê Văn Duyệt). Đường Cống Hộp ngày nay, trước kia là một con rạch nhỏ, nước đen, quanh năm bốc mùi hôi thối, đổ ra kênh Nhiêu Lộc, nước cũng đen, ô nhiễm không kém “phụ lưu” của nó. Hẻm 67 Đinh Tiên Hoàng (nay là đường Vũ Huy Tấn) thông qua khu Miếu Nổi cũng “vang danh” một thời.
 
Công an Phường 3, quận Bình Thạnh khám xét nơi ở của đối tượng tên Long, thu giữ nhiều vũ khí dao, kiếm Nhật...
Công an Phường 3, quận Bình Thạnh khám xét nơi ở của đối tượng tên Long, thu giữ nhiều vũ khí dao, kiếm Nhật...
Những khu vực này nối với nhau bằng những con hẻm ngoằn ngoèo, có đoạn nếu hai người đi bộ phải nghiêng mình tránh nhau mới qua được và thông ra đường Vạn Kiếp. Xóm Ba Gù cũng vậy, từ đường Vạn Kiếp qua những con hẻm nhỏ, chằng chịt rồi thông qua đường Nguyễn Lâm, Phan Đăng Lưu… Xưa, ở những địa danh này là những khu nhà ổ chuột.
Ông Nguyễn Hiền, một “thổ địa”, từng sống ở hẻm 23, cho biết, trước và sau giải phóng khu vực này cực kỳ phức tạp. Trộm cắp, cờ bạc, xì ke ma túy… chẳng thiếu thành phần nào. Nhưng tình trạng mua bán, hút chích không rầm rộ, như cuối những năm 90. “Thanh niên trai tráng chơi bời nghiện ngập đã đành, đàn bà con gái cũng không kém. Những đứa trẻ 12-13 tuổi cũng bị cuốn vào ma túy. Chúng lấy trộm tiền bạc, đồ dùng của nhà đi bán, hết của nhà chúng trộm cắp của hàng xóm, sểnh thứ gì mất thứ nấy, bán lấy tiền hút chích, lây lan bệnh tật”.
Bà Minh, ngụ phường 3, Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh là một “người đàn bà đau khổ”. Cái tên “người đà bà đau khổ” với bà Minh chẳng sai chút nào bởi bà đã lần lượt tiễn 3 đứa con của mình về nơi “chín suối”. Mới nhất, ngày 21-5, đứa con út của bà đã bỏ bà ra đi mãi mãi. Trong căn nhà vốn có tới 6 người này giờ chỉ còn 2.
Ngay sát bên tường nhà bà, cũng có một “người đàn bà đau khổ” khác, bà cụ Lục. Cụ Lục năm nay ngấp nghé tuổi 90. Hiện cụ vẫn đang nuôi hai cậu con trai, người nhỏ cũng đã lục tuần. Một trong hai con trai cụ Lục, người nghiện rượu, kẻ hút bồ đà.
Người dân quanh khu vực kể, con trai cụ, người hút bồ đà cũng “một thời vang bóng”, làm chủ cơ sở khí đá. Khi “cơn lốc” ngang qua, ông chủ cơ sở khí đá đã bị cuốn theo. Hiện ông là kẻ thân tàn ma dại, cơ thể không còn nguyên vẹn, móp méo nửa đầu. Khi còn sức đi lượm lặt ve chai bán lấy tiền mua ma túy, giờ sức tàn lực kiệt, phải bấu víu mẹ già đã gần đất xa trời.
2. Trung tá Nguyễn Minh Thanh, nguyên là cảnh sát khu vực, phụ trách khu phố 1, người gắn bó với khu vực này gần 20 năm, giờ đã nghỉ hưu chưa thể quên những ngày tháng ấy.
 
Kim tiêm do đối tượng hút chích vứt bỏ gần Trường Mầm non phường 3.
Kim tiêm do đối tượng hút chích vứt bỏ gần Trường Mầm non phường 3.
Ông Thanh cho biết, phường 3, Bình Thạnh là địa bàn giáp ranh quận 1, quận Phú Nhuận. Là địa bàn giáp ranh thì cực kỳ phức tạp. Dân cư đông đúc, đủ thành phần, phần đông là dân nhập cư, lao động nghèo. Cuộc sống khó khăn tạm bợ khiến người dân nơi đây làm bất cứ việc gì để sống miễn là có tiền, và mua bán ma túy như là một nghề, có khi cả dòng họ làm nghề mua bán ma túy. Nào là cảnh giới từ xa, ám hiệu của kẻ mua, người bán, cách thức giao hàng, kể cả những trò ăn vạ khi bị phát hiện. Khi thì giấu hàng dưới gốc cây, cục gạch, lúc thì trong tờ giấy vụn, bịch nilon bên đống rác… ma túy đặt một nơi, giao, nhận tiền nơi khác. Đặc biệt các đối tượng mua bán ma túy số lượng không lớn.
Khi cầu Hoàng Hoa Thám bắc qua kênh Nhiêu Lộc, nối quận Bình Thạnh, Phú Nhuận với quận 1 hoàn thành, người dân hân hoan chưa được bao lâu thì nỗi lo ấp đến, khi hàng ngày rất nhiều con nghiện ngang nhiên chích ma túy trên cầu. Người qua lại thấy chướng mắt nhưng chỉ biết qua cho nhanh kẻo lỡ… bị dọa “nhìn gì?” cùng cây kim tiêm còn dính máu. Chích xong con nghiện vứt kim tiêm xuống kênh hoặc hai bên thành cầu. Sát chân cầu Hoàng Hoa Thám là Trường Mầm non phường 3, sáng ra kim tiêm vứt la liệt. Phụ huynh và người đi bộ, thể dục không khỏi lo lắng trước tình trạng trên.
Trước sự nhức nhối về tệ nạn ma túy, công an, chính quyền các cấp đã vào cuộc, nhanh chóng triệt phá các tụ điểm mua bán ma túy. Nhưng để triệt phá, truy bắt, xử lý đối tượng và chuyển hóa địa bàn phức tạp này lại không hề đơn giản.
Trong suốt 3 năm trấn áp, chuyển hóa địa bàn, Công an phường đã bắt giữ xử lý hàng trăm đối tượng buôn bán, sử dụng ma túy. Có những ngày Công an phường truy quét, từ 4 giờ sáng đến 23 giờ tối, bắt từ 50 – 80 đối tượng, đưa các đối tượng lang thang vào các cơ sở giáo dục chữa bệnh.
Bà Lê Kim Chung một bảo vệ dân phố, người đã nhiều năm gắn bó với địa danh này chia sẻ, có lần Công an phường bắt giữ một nhóm đối tượng nghiện ma túy đưa về trụ sở. Trong lúc chờ làm thủ tục để đưa đi cai nghiện, phát hiện một đối tượng cứ ngồi lên thụp xuống, mặt đỏ tía tai, bà Lê Kim Chung lấy làm lạ. Nhìn qua hai chân nó bà thấy một vật giống “của quý” của đối tượng.  Càng chú ý, đối tượng lại càng khó chịu.
Một người đàn ông đứng gần, bỏ nhỏ vào tai bà: “Bà chị đi ra chỗ khác, đừng nhìn cháu nó sợ”. Nghĩ mình không làm gì, hơn nữa lại đang làm nhiệm vụ, khi đó bà mới tham gia lực lượng dân phòng, “máu nghề” đang rất hăng, nên bà không đi. “Nếu thằng bé mắc vệ sinh thì tôi đưa nó đi, không để nó gây ô uế phòng tạm giữ được”, cô bảo vệ dân phố nói. Biết khó thuyết phục được nữ dân phòng, người đàn ông đành phải nói thật: “Nó nhét ma túy vào hậu môn, giờ không lấy ra được chắc nó chết”. Đối tượng đang ngồi lên thụp xuống bị tạm giữ trong phòng là con trai ông ta.
Sau này bà Chung mới biết, đối tượng cuộn ma túy trong một lớp thuốc lào, bên ngoài bọc nilong, rồi nhét vào hậu môn. Lúc hắn cứ ngồi lên thụp xuống, khi thì mặt đỏ gay gắt, lúc thì mặt tái nhợt. Sau đó đối tượng được đưa sang Bệnh viện nhân dân Gia Định chiếu chụp và hút dị vật. “Nếu lúc đó cha đối tượng không nói thì chúng tôi cũng chẳng biết, và nếu không kịp thời đưa đối tượng đi bệnh viện thì không biết chuyện gì sẽ xảy ra”, bà Chung kể.
Ông Tân, đồng nghiệp của bà Chung, cũng từng gắn bó với lực lượng bảo vệ dân phố đến nay cũng hơn 10 năm, nhớ lại: “Lúc ma túy hoành hành, con nghiện mua ma túy chẳng khác gì đi chợ, nhiều đối tượng từ nơi khác tới, đuổi chỗ này, chúng đi chỗ khác. Chúng giấu ma túy ở kẽ tay, mang tai, trong miệng… bị kiểm tra chúng chỉ xòe bàn tay ra là có thể phi tang, “phì” hay “ực” một cái là không còn vật chứng. Đối tượng bán ma túy lúc đó cũng đa dạng lắm, ngoài dòng họ, còn có phụ nữ lớn tuổi, đôi khi trẻ em cũng tham gia. Nếu bị bắt, bị phát hiện, họ kéo cả nhà ra tru tréo, ăn vạ... Thời gian đó, nhiều người muốn bán nhà đi nơi khác để tránh ma túy, nhưng bán rẻ cũng không có người mua”.
Những ngày đó công an và dân phòng trực chốt 24/24. Các “cửa ngõ” vào khu ổ chuột được bịt kín. Có thể nói là “nội bất xuất, ngoại bất nhập”. Công tác sàng lọc bắt đầu có hiệu quả. “Người lạ, không phải dân địa phương tới đây, nếu có công việc, hay thăm người thân, chắc chắn giấy tờ tùy thân phải đầy đủ, rõ ràng, bằng không thì đích thị là có vấn đề… dần dần phân loại được kẻ mua người bán…”, một bảo vệ dân phố chia sẻ.
3. Dẫn chúng tôi vào vùng “đất dữ” xưa, anh cảnh sát khu vực vừa giới thiệu cho chúng tôi biết về những địa danh trước đây từng là điểm “đen” về ma túy, giờ khác xưa nhiều lắm. Không còn ánh mắt dò xét, thiếu thiện cảm của người dân khi  thấy người lạ.
 
 
Công an phường phối hợp với người dân bắt giữ đối tượng có hành vi cướp giật.
Công an phường phối hợp với người dân bắt giữ đối tượng có hành vi cướp giật.
Đại úy Trần Nguyên, Trưởng Công an phường 3 chia sẻ, các anh hầu hết mới được phân công nhiệm vụ về địa bàn từng một thời là điểm nóng về ma túy, các anh hiểu được giá trị của việc đấu tranh làm trong sạch địa bàn của các thế hệ đi trước. Khó khăn nguy hiểm là vậy, nhưng các bác, các chú, các anh vẫn vững vàng vượt qua. Chuyển hóa đã khó, giữ địa bàn trong sạch càng khó hơn, để công sức, kể cả máu của đồng chí, đồng đội đổ xuống nơi này không uổng phí, để không phụ sự tin yêu của bà con, đó chính là trách nhiệm của các anh.
Cũng từ công tác nắm vững địa bàn, đeo bám đối tượng, Công an phường 3 đã triệt phá, bắt giữ được nhiều đối tượng mua bán, tàng trữ ma túy. Công tác tuyên truyền, giáo dục luôn được chú trọng. Thường xuyên thăm hỏi, động viên người từng cai nghiện, động viên gia đình, hỗ trợ cả vật chất, lẫn tinh thần, đồng thời phân công trực ban, kết hợp với bảo vệ dân phố tuần tra, lập chốt kiểm soát nhằm đảm bảo an ninh tuyệt đối.
Giờ đây, mảnh “đất dữ” đã thay da đổi thịt, một phần nhờ công tác chỉnh trang đô thị, trình độ dân trí, ý thức trách nhiệm của mỗi người dân ngày một nâng cao, hơn nữa sự mất mát là bài học đã làm thay đổi nhận thức ngay từ những người từng một thời reo rắc “cái chết trắng”. Nhưng sự thay đổi đó phần lớn bằng chính mồ hôi, công sức của cán bộ chiến sĩ Công an. Những năm gần đây, khu vực này luôn giữ vững là địa bàn trong sạch, không phát sinh án ma túy.
Theo Bùi Thanh (cand.com.vn)

Có thể bạn quan tâm

Cửu Trại Câu du ký

Cửu Trại Câu du ký

Nơi chúng tôi đến trong chuyến đi dài ngày lần này là vùng đất Cửu Trại Câu xinh đẹp, một trong những danh lam thắng cảnh của Tứ Xuyên, rất đắc địa về mặt phong thủy của Trung Hoa lục địa.

Bát nháo 'cò' vùng biên

Bát nháo 'cò' vùng biên

Tình trạng 'cò' đưa người qua lại biên giới Campuchia diễn ra bát nháo ở khu vực gần cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) và Mỹ Quý Tây (Long An) tiềm ẩn nguy cơ về an ninh trật tự, tội phạm trốn truy nã, cờ bạc, buôn lậu, ma túy...

Những người 'vác tù và' bảo vệ rừng ở Yên Bái

Bảo vệ lá phổi xanh Mù Cang Chải

Dưới những tán rừng xanh ngát tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải ( Yên Bái), những năm trở lại đây, người dân xã Chế Tạo chủ động xã hội hóa từ nguồn dịch vụ môi trường rừng thành lập các tổ đội trực tiếp tuần tra, kiểm tra hàng tuần để bảo vệ những “lá phổi xanh” này.

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Ẩn sâu dưới những tán rừng xanh thẳm của Vườn quốc gia Vũ Quang là thế giới đầy sống động của vô số loài động vật quý hiếm. Để sở hữu cánh rừng già cổ thụ với hàng nghìn loài động vật, có những “chiến binh” đang ngày đêm thầm lặng bảo vệ kho báu khổng lồ giữa đại ngàn Trường Sơn.

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Bên đống bát đĩa vỡ toang, mọi người hì hụi chọn ra những cái tan nát nhất để thực hành một kỹ thuật thú vị trong nghệ thuật sơn ta, đó là thếp vàng - bạc, mục đích hàn gắn lại sản phẩm, che đi vết vỡ bằng kỹ thuật sơn thếp, dưới sự hướng dẫn của họa sĩ Nguyễn Xuân Lục.

Cán bộ an ninh gặp gỡ, tuyên truyền người dân không nghe kẻ xấu lôi kéo vượt biên. Ảnh: T.T

Buôn làng rộng lòng bao dung - Kỳ cuối: Thức tỉnh những người lầm lỡ

(GLO)-Giữa tháng 3-2024, Thiếu tướng Rah Lan Lâm-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh cùng đoàn công tác của Bộ Công an có chuyến sang Thái Lan để gặp gỡ những người dân tộc thiểu số Việt Nam đang cư trú bất hợp pháp ở 2 địa điểm thuộc huyện Bang Yai, tỉnh Nonthaburi.

Hậu phương người lính - điều chưa kể

Hậu phương người lính - điều chưa kể

LTS: Chấp nhận dấn thân và hy sinh để bảo vệ đất nước, những người lính Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nêu cao ý chí quyết tâm gìn giữ, tỏa sáng hình ảnh anh “Bộ đội Cụ Hồ” nơi tuyến đầu gian khó. Song ít ai biết rằng, phía sau họ là hy sinh thầm lặng, những nỗi niềm canh cánh của người hậu phương.

'Bảo mẫu' đàn chim trời

'Bảo mẫu' đàn chim trời

Dựng trang trại trồng tre, nuôi vịt nhưng thấy đàn chim trời hàng nghìn con về trú ngụ, làm tổ, ông Nguyễn Mạnh Cường (Hà Tĩnh) đã dừng việc chăn nuôi, nhường vườn cây xanh tốt cho đàn chim trú ngụ, làm tổ.