Chung tay xây dựng văn hóa an toàn nơi làm việc

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Đó là một trong những câu khẩu hiệu tiêu biểu, ấn tượng trong Tháng Hành động về an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm nay, xuất hiện phổ biến ở nhiều địa phương. 
Điều tôi nghĩ đến đầu tiên là ý nghĩa của câu khẩu hiệu. Với chủ đề “Tăng cường đánh giá, quản lý các nguy cơ rủi ro về ATVSLĐ tại nơi làm việc”, Tháng Hành động năm nay tập trung sự chú ý vào sự an toàn, văn hóa an toàn tại nơi làm việc. Nơi làm việc ở đây có thể là công trường, nhà máy, xí nghiệp, hầm mỏ, ruộng đồng, trường học, chợ búa, cơ quan, đơn vị... Nghĩa là nơi con người đang công tác, làm việc và cả học tập. Trên thực tế, về vấn đề đảm bảo an toàn cho người lao động, ngoài sự lãnh đạo của Đảng, cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động thì trách nhiệm đầu tiên thuộc về người sử dụng lao động và người lao động.
 Công nhân làm việc tại Nhà máy Gạch không nung Tiến Minh Gia Lai (TP. Pleiku). Ảnh: Đ.T
Công nhân làm việc tại Nhà máy Gạch không nung Tiến Minh Gia Lai (TP. Pleiku). Ảnh: Đ.T
Có đảm bảo ATVSLĐ thì guồng máy làm việc mới vận hành trôi chảy, thuận lợi, mới đạt năng suất, nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc. Cũng có nghĩa, việc tập huấn trang bị kiến thức, quy trình, cách thức vận hành, sử dụng máy móc, thiết bị, kỹ năng làm việc cùng với phương tiện lao động, dụng cụ lao động, công cụ bảo hộ phải được đảm bảo. Vấn đề là từ yêu cầu đảm bảo ATVSLĐ, thực tế cuộc sống xã hội đòi hỏi cao hơn để biến nó thành văn hóa an toàn nơi làm việc. Chủ đề của Tháng Hành động năm nay vì vậy được mở rộng hơn cả về ý nghĩa và tính chất yêu cầu. Về ý nghĩa thì không đơn thuần bó hẹp trong quan hệ chủ-thợ, chủ sử dụng lao động với người lao động. Và về tính chất yêu cầu thì không chỉ đảm bảo ATVSLĐ mà là xây dựng thành văn hóa an toàn ở nơi làm việc.
Xây dựng văn hóa an toàn tại nơi làm việc là gì nếu không phải là tự giác tuân thủ thực hiện và đảm bảo ATVSLĐ trong khi làm việc? Nói cách khác, đó là việc hình thành thói quen, lối ứng xử với công việc, với bản thân và đồng nghiệp, tập thể cơ quan, đơn vị một cách chuyên nghiệp, văn minh. Một khi người lao động-chủ sử dụng lao động, nhân viên-thủ trưởng cùng tự giác thực hiện và xây dựng vững chắc cung cách, lề lối làm việc như vậy thì khi ấy văn hóa an toàn nơi làm việc đã được hình thành và củng cố.  
Trên thực tế, vấn đề mất ATVSLĐ tại nơi làm việc của nhiều cơ quan, đơn vị, ban ngành, doanh nghiệp... là có thật và sẽ còn tiếp tục mất an toàn nếu tình trạng chểnh mảng thực hiện Luật Lao động, Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức cũng như các văn bản hướng dẫn liên quan. Cuộc sống phát triển, cơ quan, đơn vị, nơi làm việc, con người được bảo vệ tốt hơn nhưng song hành là hiểm họa mất an toàn cũng rình rập, chực chờ khi con người chủ quan, khinh suất. Điện, nước, máy móc, thiết bị, cơ sở vật chất, rác thải, nước thải... bên cạnh sự tiện lợi, hiện đại cũng tiềm ẩn nguy cơ, sơ suất sẽ dẫn đến thiệt hại, hậu quả xấu. Đã có biết bao vụ chỉ vì thiếu ý thức, sơ suất trong thao tác mà người lao động làm cháy nhà cửa, núi rừng, kho bãi, nguy hiểm khôn lường. Nghiêm trọng hơn cả thiệt hại về tài sản là gây ảnh hưởng đến tính mạng con người.
Vì vậy, đảm bảo ATVSLĐ là rất cần thiết và xây dựng văn hóa an toàn nơi làm việc là yêu cầu bắt buộc. Nhiệm vụ này bắt đầu từ “ông chủ”-người sử dụng lao động, thủ trưởng, lãnh đạo cơ quan, đơn vị. Thành thực mà nói, lâu nay công tác này gần như chưa được các cơ quan, đơn vị quan tâm đầy đủ, còn tình trạng “xuân thu nhị kỳ” trong nhắc nhở, kiểm tra hay “khoán trắng” cho bộ phận hành chính; chưa tăng cường đầu tư, giám sát, kiểm tra kiểm soát thường xuyên, liên tục.
Với chủ đề “Tăng cường đánh giá, quản lý các nguy cơ rủi ro về ATVSLĐ tại nơi làm việc”, Tháng Hành động về ATVSLĐ năm 2019 là chương trình hành động cấp quốc gia. Lễ phát động hưởng ứng Tháng Hành động về ATVSLĐ quốc gia đã được tổ chức tại Quảng Nam ngày 4-5 với sự tham gia của đại diện các bộ, ban ngành Trung ương và đông đảo cán bộ, nhân dân địa phương. Ngay từ đầu tháng 5, tỉnh Gia Lai cũng đã chọn huyện Đak Đoa làm lễ phát động hưởng ứng Tháng Hành động với sự tham gia của đại diện các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, các địa phương cấp huyện trong tỉnh. Hy vọng với chủ đề thiết thực năm nay, việc chung tay xây dựng văn hóa an toàn tại nơi làm việc trên địa bàn toàn tỉnh sẽ gặt hái nhiều kết quả tích cực.
 THẤT SƠN

Có thể bạn quan tâm

Nghề "hot" phòng gym

Nghề "hot" phòng gym

(GLO)- Hiện nay, nhiều người dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) thường xuyên tập gym để có thân hình cân đối, cải thiện sức khỏe. Theo đó, nghề PT (personal trainer-huấn luyện viên cá nhân) cũng không còn xa lạ.
Người chắp cánh cho ước mơ học tiếng Anh của học sinh

Người chắp cánh cho ước mơ học tiếng Anh của học sinh

(GLO)- Cách đây 5 năm, anh Tạ Ngọc Thinh quyết định từ bỏ cơ hội làm việc tại TP. Hồ Chí Minh để về Gia Lai lập nghiệp bằng việc mở Trung tâm Ngoại ngữ Việt Anh VES (số 30 Trần Quang Khải, TP. Pleiku). Từ đó, anh đã góp phần chắp cánh cho ước mơ học tiếng Anh của nhiều em học sinh.
Mức lương cao nhất lên đến 15 triệu đồng/tháng

Mức lương cao nhất lên đến 15 triệu đồng/tháng

Thị trường lao động đang bắt đầu có dấu hiệu phục hồi tương đối nhanh nhờ việc kiểm soát tốt tình hình dịch COVID-19. Từ nay đến cuối năm, vẫn có rất nhiều doanh nghiệp và người lao động có nhu cầu tuyển dụng và tìm kiếm việc làm ở mức cao. Do đó, các phiên giao dịch việc lưu động thời điểm này đang được tích cực triển khai thực hiện, nhằm tăng cường khả năng kết nối giữa các bên.
Gia Lai: Tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội

Gia Lai: Tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội

(GLO)- Trong 2 ngày (30 và 31-10), tại TP. Pleiku, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai tổ chức tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội cho 172 công chức văn hóa-xã hội thuộc các huyện: Đức Cơ, Ia Grai, Chư Păh, Chư Prông, Đak Đoa, TP. Pleiku và các cơ sở bảo trợ xã hội, gồm: Trung tâm Bảo trợ Xã hội tổng hợp tỉnh, Cơ sở Tư vấn và Cai nghiện ma túy tỉnh, Nhà trẻ mồ côi Sao Mai, chùa Bửu Châu, Làng trẻ em SOS Pleiku.
Cải cách hành chính kỳ cuối: Công khai, minh bạch, nâng cao chất lượng phục vụ

Cải cách hành chính kỳ cuối: Công khai, minh bạch, nâng cao chất lượng phục vụ

(GLO)- Mặc dù còn nhiều khó khăn song kết quả cải cách hành chính (CCHC) nhà nước của tỉnh Gia Lai giai đoạn 2011-2020 đã tạo sự chuyển biến về cải cách thể chế, thủ tục hành chính (TTHC), tổ chức bộ máy, công vụ, công chức, tài chính công và hiện đại hóa hành chính. Đó là tiền đề để tỉnh tiếp tục thực hiện thắng lợi các mục tiêu CCHC, hướng đến sự hài lòng của người dân.