Chớ tin thầy bói… mà rầu!

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Gặp phải chuyện buồn, xui xẻo hay muốn tìm một lời khuyên nhằm thay đổi vận hạn… nhiều người xem bói toán như một phương thức có thể giúp họ lay chuyển tình thế. Trên thực tế, những lời thầy bói phán lại chẳng cải thiện được tình hình mà nhiều người vì quá tin lại rước thêm buồn phiền vào thân.
 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Nhớ lại chuyện của con gái mình 3 năm về trước, chị Nguyễn Thị Minh N. (phường Diên Hồng, TP. Pleiku) vẫn còn đau lòng vì không dám tin con mình lại dại dột đến thế. Chị kể: Năm 2013, con gái chị học lớp 12. Trong một lần ham vui, cháu theo đám bạn thân đi xem bói. Mấy đứa học trò chuẩn bị thi tốt nghiệp và đại học nên chúng nhờ thầy xem giùm thi cử có thuận lợi không. Trong số đó, thầy phán không đậu đại học thì đậu cao đẳng riêng con gái tui thì rớt tất, chả đậu trường nào. Về nhà, mấy ngày trời nó buồn bã bỏ ăn, cứ rầu rĩ ai hỏi cũng không nói rồi sinh bệnh. Tôi đưa cháu đi khám bệnh, bác sĩ cho thuốc uống trong 3 ngày, cháu uống luôn một lần cả 3 ngày. Do thấy tâm trạng cháu không tốt nên gia đình có theo dõi, giám sát kịp thời phát hiện nên không nguy hiểm đến tính mạng…

“Sau lần đó, hai mẹ con thủ thỉ trò chuyện, cháu kể lại sự tình. Nghe xong chuyện, tui vừa thương vừa giận định kéo tới nhà lão thầy bói kia làm cho ra lẽ nhưng sợ cháu xấu hổ với bạn bè nên thôi không làm to chuyện. Gia đình tích cực động viên, nhờ vậy cháu không tin vào chuyện bói toán, chăm chỉ ôn tập. Hiện giờ cháu đang là sinh viên năm thứ 2 Trường Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh”-chị Minh N. tự hào khoe.

Coi bói cho vui thì được chứ coi bói mà cứ tin và răm rắp làm theo lời thầy phán thì không rước họa cũng rước linh tinh thứ buồn rầu vào thân. Chị T.N. (nhà ở đường Chi Lăng, TP. Pleiku) cho biết: Nói đến những thầy bói nổi tiếng tại TP. Pleiku không ai là không biết đến cô Nguyệt ở khu vực gần Biển Hồ, thầy Bảy ở đường Tôn Thất Thuyết. Nghe lời đồn, tôi cũng tìm đến xem. Cô Nguyệt thì xem bói theo kiểu lên đồng, thánh nhập vào và phán còn thầy Bảy thì xem đủ kiểu từ xem bói bài đến xem chỉ tay, xem theo sách vở… Không biết mức độ xem đúng bao nhiêu phần trăm nhưng tôi thấy người đến xem rất đông, phải bốc số như đi khám bệnh. Lần đó, tôi đến thầy Bảy xem. Trong lúc chờ đến lượt mình, tôi lắng nghe thầy phán cho một phụ nữ-chị này xem về chuyện xây cất nhà. Thầy phán, sao năm trước cả hai vợ chồng quá tốt mà không làm, năm nay thì lại quá xấu… Người phụ nữ thanh minh, dạ năm trước thầy xem nói con gặp sao La Hầu-không sầu thì úa, không làm được, thầy coi lại… Ờ, vậy hả, để thầy xem… À, thầy nhầm, năm nay hai vợ chồng con làm nhà mới tốt… Nghe câu chuyện thầy phán cho chị kia, tui không nhịn được cười, đứng lên chuồn thẳng. Đúng là “bói ra ma quét nhà ra rác”…

Hiện nay, thay vì tin vào bói toán, nhiều người lại đặt niềm tin vào các chuyên gia phong thủy. Chia sẻ về vấn đề này, chị Hoàng Thanh Hương (65 Hoàng Quốc Việt, phường Hoa Lư, TP. Pleiku) cho biết: Xem bói thiên về mê tín dị đoan, phản khoa học, không đem lại niềm tin khoa học. Khi coi bói nghe các cô, thầy bói phán thường niềm vui thì ít mà buồn bã thì nhiều. Nhiều thầy bà còn đánh vào tâm lý sợ hãi của người xem để tranh thủ kiếm tiền như giải sao, giải hạn…

Theo chị Hương, chị chả bao giờ xem bói nhưng về phong thủy thì xem đây là một bộ môn khoa học, nghệ thuật; tạo cho mình một niềm tin khoa học và có thể ứng dụng được vào trong cuộc sống. Thay đổi phong thủy từ việc sắp đặt các đồ dùng trong nhà, cây cối, vị trí giường ngủ… theo cung mạng của gia chủ tạo cho gia chủ có thêm năng lượng, đem lại nhiều may mắn và thành công trong công việc. Từ trải nghiệm của bản thân, sau khi thay đổi phong thủy theo cung mạng của mình thấy mọi việc nhẹ nhàng hơn, đường tài lộc, sức khỏe, gia đạo, hôn nhân… được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, dù là xem bói hay phong thủy thì việc vượt qua khó khăn là tự nỗ lực của chính bản thân mỗi người, không nên để mình bị cuốn vào những lời thầy bà phán mà hoang mang, rầu rĩ…

Như Ý

Có thể bạn quan tâm

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện hỗ trợ bò sinh sản cho hộ nghèo ở làng Bua, xã Ia Pnôn. Ảnh: V.H

Đức Cơ quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

(GLO)- Cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) chiếm 10,19%. Nhưng đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm xuống còn 7,92%. Để có được kết quả này, huyện đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, đặc biệt là tạo sinh kế giúp hộ nghèo chủ động vươn lên trong cuộc sống.

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về bổ sung dự án xây dựng Đập điều hòa sông Ba để điều tiết nước cho thị xã An Khê

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan dự án xây dựng Đập điều hòa sông Ba để điều tiết nước cho thị xã An Khê; rà soát, đo đạc cắm mốc diện tích đất ngoài quy hoạch 03 loại rừng trên địa bàn xã Hải Yang (huyện Đak Đoa);...

Ảnh: Hùng Hoa Lư

UBND tỉnh Gia Lai trả lời cử tri về thông tuyến đường Trần Hưng Đạo trước Quảng trường Đại Đoàn Kết

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri về thông tuyến đường Trần Hưng Đạo đoạn trước Quảng trường Đại Đoàn Kết; phí thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước; khắc phục tình trạng nước tràn qua đường tại Ngã ba Di tích Quốc gia chiến thắng Plei Me trên tỉnh lộ 665. 

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về dãy nhà số 08 Phan Đình Phùng, TP.Pleiku

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan dãy nhà số 08 Phan Đình Phùng, TP. Pleiku do Hội LHPN tỉnh quản lý đang xuống cấp, lãng phí; cải tạo hồ nước trước Bảo tàng tỉnh để trồng sen; cơ chế cho thuê rừng trồng dược liệu...

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Kbang thực hiện cấp giấy CNQSDĐ cho 11/68 hộ được hỗ trợ nhà ở

(GLO)- Sáng 4-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Luật sư Bùi Thanh Vũ tư vấn pháp luật

Luật sư Bùi Thanh Vũ tư vấn pháp luật liên quan thế chấp quyền đòi nợ để vay tiền

(GLO)- Bạn đọc H.T.K. hỏi: Ông A. vay của tôi 200 triệu đồng, 2 bên có lập hợp đồng vay tài sản rõ ràng. Tôi cần tiền làm ăn gấp, trong khi đó, ông A. không trả nợ cho tôi theo thỏa thuận. Vậy tôi có quyền thế chấp quyền đòi nợ này cho bên thứ 3 để vay 100 triệu đồng được không?

Theo vợ chồng ông Nguyễn Hồng Sinh, trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của gia đình ông được cấp năm 2005, đường hẻm rộng 7 m tiếp giáp với thửa đất của bà Nguyễn Thị Duyên. Ảnh: T.D

Cần giải quyết thỏa đáng khiếu nại liên quan đến đường hẻm 771/7 Phạm Văn Đồng

(GLO)- Từ năm 2020 đến nay, một số hộ dân ở tổ 2 (phường Yên Thế, TP. Pleiku) đã nhiều lần kiến nghị vì cho rằng cơ quan chuyên môn cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) chồng lên đường hẻm 771/7 Phạm Văn Đồng gây ảnh hưởng đến việc đi lại và mất mỹ quan đô thị.