Chiến thắng Đức Lập là niềm tự hào bất tận của quân dân Đắk Nông

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Phát huy tinh thần chiến thắng Đức Lập (9/3/1975), 49 năm qua, huyện Đắk Mil đã và đang nỗ lực vươn lên, từng bước xây dựng địa phương trở thành huyện nông thôn mới, đô thị loại III của tỉnh Đắk Nông.

Tự hào về chiến thắng Đức Lập

Thực hiện quyết tâm của Bộ Chính trị về giải phóng miền Nam trong năm 1975, tháng 1/1975, Thường trực Quân ủy Trung ương họp quán triệt và quyết định mở chiến dịch Tây Nguyên nhằm tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, giải phóng các tỉnh Nam Tây Nguyên, thực hiện chia cắt chiến lược và tạo thế chiến lược mới trên chiến trường toàn miền Nam.

Mỗi dịp lễ, tết, người dân thị trấn Đắk Mil, huyện Đắk Mil, Đắk Nông đồng loạt treo cờ Tổ quốc để thêm tự hào về truyền thống dân tộc, giá trị của hòa bình, độc lập.

Mỗi dịp lễ, tết, người dân thị trấn Đắk Mil, huyện Đắk Mil, Đắk Nông đồng loạt treo cờ Tổ quốc để thêm tự hào về truyền thống dân tộc, giá trị của hòa bình, độc lập.

Tháng 3/1975, trong chiến dịch Tây Nguyên, Đức Lập được chọn là điểm mở đầu, then chốt để tiến công giải phóng Buôn Ma Thuột. Sư đoàn Bộ binh 10 của ta được giao nhiệm vụ bước đầu tiêu diệt tuyến phòng thủ Đức Lập, sau đó nhanh chóng cơ động về Buôn Ma Thuột làm lực lượng dự bị chiến dịch.

Vào lúc 5h55' sáng ngày 9/3/1975, bộ đội địa phương và lực lượng du kích của huyện đã phối hợp với các Sư đoàn 10 và 316 bộ đội chủ lực đồng loạt nổ súng đánh vào quận lỵ Đức Lập. Sau 2 ngày đêm chiến đấu anh dũng, quân ta đã chiếm được quận lỵ Đức Lập. Nhân dân đồng loạt nổi dậy, làm chủ các ấp chiến lược, xóa bỏ tề ngụy, kêu gọi tàn binh trình diện. Bộ đội địa phương và lực lượng du kích phối hợp với quân chủ lực tiếp tục đánh chiếm Đắk Sắk, Đắk Song...

Trong cuộc tiến công giải phóng Đức Lập, quân ta đã tiêu diệt và làm tan rã phần lớn quân địch, bắt sống 100 binh sĩ, thu giữ 4 khẩu pháo, 20 xe tăng và thiết giáp của địch.

Chiến thắng Đức Lập đã góp phần đẩy mạnh khí thế tiến công và nổi dậy của toàn chiến trường, mở ra một bước ngoặt quan trọng trong chiến dịch Tây Nguyên, chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Phát huy truyền thống cách mạng, trở về với thời bình, các cựu chiến binh xã Thuận An, huyện Đắk Mil, Đắk Nông luôn tiên phong trên mặt trận kinh tế

Phát huy truyền thống cách mạng, trở về với thời bình, các cựu chiến binh xã Thuận An, huyện Đắk Mil, Đắk Nông luôn tiên phong trên mặt trận kinh tế

Đối với các cựu chiến binh từng tham gia các cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc hiện đang sinh sống trên địa bàn huyện Đắk Mil, những ký ức thời chiến luôn là kỷ niệm không thể nào quên. Quá khứ hào hùng cũng là động lực để các cựu chiến binh tiếp tục nỗ lực hơn nữa trong xây dựng huyện ngày càng phát triển, đổi mới.

Chiến tranh khốc liệt, để lại nhiều mất mát, đau thương. Trực tiếp tham gia chiến đấu, chúng tôi mới hiểu thế nào là ranh giới giữa sự sống và cái chết. Do đó, từ khi được sống sót để trở về với quê hương đến nay, tôi luôn nỗ lực cố gắng trong lao động sản xuất, tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo góp phần cùng cấp ủy, chính quyền địa phương bảo đảm an sinh xã hội, chăm lo cho các đối tượng khó khăn.

Cựu chiến binh Nguyễn Văn Sơn, thôn Đắc Quang, xã Đắk Lao, huyện Đắk Mil

Không chỉ các cựu chiến binh mà các thế hệ người dân sinh sống trên địa bàn huyện Đắk Mil ngày nay cũng luôn tự hào về truyền thống vẻ vang, anh dũng của quân và dân Đức Lập.

Chiến thắng Đức Lập là sự kiện vô giá trong lịch sử dân tộc, niềm tự hào bất tận của người dân Đắk Mil xưa và nay. Tôi thường kể cho con cháu biết về những hy sinh, mất mát, giá trị của độc lập, hòa bình. Từ đó, các con, các cháu không chỉ hiểu hơn về lịch sử dân tộc, địa phương mà còn ý thức, nỗ lực để tiếp tục cố gắng trong lao động, học tập để xứng đáng với sự hy sinh của các thế hệ cha anh đi trước.

Bà Ngô Thị Hương, thị trấn Đắk Mil, huyện Đắk Mil

Tiếp tục bứt phá vươn lên

49 năm trôi qua, toàn Đảng, toàn quân và toàn dân huyện Đắk Mil luôn phát huy tinh thần của quê hương cách mạng, đoàn kết, đồng sức, chung lòng xây dựng địa phương ngày càng phát triển.

Bằng những quyết sách đồng bộ, sự quyết tâm của các cấp, ngành và toàn dân, Đắk Mil đã đạt được những thành tựu nổi bật trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.

Năm 2023, tăng trưởng kinh tế GRDP đạt 9,3%. Thu nhập bình quân đầu người đạt gần 70 triệu đồng/người/năm. Toàn huyện hiện còn 470 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 1,68% (giảm 0,47% so với năm 2022); hộ cận nghèo 945 hộ, chiếm tỷ lệ 3,38% (giảm 0,23% so với năm 2022).

Bộ mặt trung tâm đô thị Đắk Mil đã có nhiều chuyển biến rõ rệt. Cảnh quan đô thị đã thay đổi theo hướng sáng, xanh, sạch, đẹp. Đắk Mil hiện đã hoàn thành 7/10 tiêu chuẩn để thành lập thị xã gồm: quy mô dân số; diện tích tự nhiên; đơn vị hành chính cấp xã; thu nhập bình quân đầu người; mức tăng trưởng kinh tế (3 năm gần nhất); tỷ lệ hộ nghèo, tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ trong cơ cấu kinh tế; tỷ lệ lao động phi nông nghiệp nội thị.

Người dân xã Thuận An, huyện Đắk Mil, Đắk Nông luôn nỗ lực vươn lên trong phát triển kinh tế, làm giàu cho gia đình, xã hội.

Người dân xã Thuận An, huyện Đắk Mil, Đắk Nông luôn nỗ lực vươn lên trong phát triển kinh tế, làm giàu cho gia đình, xã hội.

Theo đồng chí Bùi Xuân Nguyên, Bí thư Đảng ủy thị trấn Đắk Mil, thực hiện mục tiêu đưa huyện Đắk Mil trở thành đô thị loại III, Đảng ủy đã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong xây dựng đô thị văn hóa, văn minh. Nhờ đó, đến nay, diện mạo đô thị thị trấn Đắk Mil có nhiều khởi sắc.

Hầu hết các gia đình đều bảo đảm vệ sinh môi trường, treo cờ Tổ quốc vào các ngày lễ, không lấn chiếm lòng đường, hè phố gây cản trở giao thông. Các doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể thực hiện nghiêm quy định không cơi nới, làm mái che, đặt biển quảng cáo sai quy định, gây mất mỹ quan đô thị.

Địa phương phát huy tốt vai trò tự quản cộng đồng trong việc xây dựng văn minh đô thị; xây dựng mô hình tự quản: “Đoạn đường cựu chiến binh tự quản”, “Treo cờ Tổ quốc đồng bộ”, “Con đường hoa – không rác của hội phụ nữ”…

Trong xây dựng nông thôn mới, đến nay, trung bình mỗi xã của huyện Đắk Mil đạt 18,3 tiêu chí; 7/9 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Huyện đang đề xuất tỉnh công nhận hai xã Thuận An và Đức Minh đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023.

Nhiều con đường bê tông nông thôn mới ở xã Đắk Lao, huyện Đắk Mil được xây dựng từ sự hỗ trợ của Nhà nước và đóng góp của Nhân dân.

Nhiều con đường bê tông nông thôn mới ở xã Đắk Lao, huyện Đắk Mil được xây dựng từ sự hỗ trợ của Nhà nước và đóng góp của Nhân dân.

Theo Phòng NN - PTNT huyện Đắk Mil, địa phương xác định, xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ quan trọng, cần phải làm, có mở đầu, không có kết thúc. Từ đó, hàng năm, huyện đều tiến hành rà soát lại các tiêu chí, xem tiêu chí nào đạt, tiêu chí nào chưa, từ đó phân bổ các nguồn lực phù hợp; đồng thời phân công nhiệm vụ cho từng thành viên gắn với trách nhiệm cụ thể trong thực hiện.

Theo đồng chí Lê Văn Hoàng, Chủ tịch UBND huyện Đắk Mil, hiện nay, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Đắk Mil đang nỗ lực, bứt phá, hiện thực hóa mục tiêu đưa huyện đạt chuẩn nông thôn mới và trở thành đô thị loại III trước năm 2025 theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2020 - 2025 đề ra.

Đắk Mil là đô thị trung tâm khu vực phía Bắc của tỉnh Đắk Nông (Ảnh Lê Phước)

Đắk Mil là đô thị trung tâm khu vực phía Bắc của tỉnh Đắk Nông (Ảnh Lê Phước)

Để thực hiện mục tiêu này, thời gian tới, huyện Đắk Mil tập trung vào các giải pháp thúc đẩy phát triển thương mại dịch vụ, công nghiệp xây dựng và kéo giảm tỷ trọng nông - lâm - nghiệp trong cơ cấu kinh tế.

Bên cạnh đó, huyện tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả các nguồn lực từ 3 Chương trình mục tiêu quốc gia; chú trọng đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn; thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Địa phương cũng tiếp tục đẩy nhanh tiến độ, sớm hoàn tất những thủ tục, bảo đảm các quy trình, quy định nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu đến năm 2025 huyện trở thành thị xã.

Có thể bạn quan tâm