Chỉ có thể nói đó là cái... "máy chém"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

bát bún “3 miếng ốc, 3 miếng mọc” giá 100 ngàn; Quán cà phê phụ thu 100%, lại còn được tính hẳn vào… thuế VAT… Không thể nói khác, đó là chặt chém!
 

Tờ hoá đơn
Tờ hoá đơn "chém" tới 100% VAT. Ảnh: Facebook nhân vật B.T


Tờ hoá đơn này là từ một quán cà phê ở TPHCM được lập vào chiều tối ngày 1.2, tức ngày mùng 1 Tết.

Nhóm khách thanh toán cho một số đồ uống cơ bản: Sữa tươi đường đen, yaourt dâu, lipton, trà lài vải và milo dầm với số tiền 167 ngàn đồng.

Tuy nhiên, điều bất thường nằm ở số tiền thuế VAT ở mức 100%.

Không hề là chuyện nhầm lẫn 10 và 100% khi nhân viên quán giải thích với khách hàng đó là số tiền “phụ thu” quên không báo trước.

Thực giá 167 ngàn! Khách phải trả 334 ngàn! Đó chính là chặt chém. Huống chi thuế VAT, đã được giảm từ 10% xuống 8% từ vào đúng ngày 1.2, tức mùng 1 Tết.

Không biết từ bao giờ, Tết đã trở thành một cái cớ để chặt chém.

Vừa bữa trước, cũng đã xảy ra tình trạng một “bát bún phố cổ” với “3 con ốc, 3 miếng mọc, 3 gắp bún” bị chém tới 100 ngàn đồng.

Thực phẩm khan hiếm hơn, người phục vụ ít hơn... khiến chi phí ăn uống ngoài gia đình gia tăng mỗi dịp Tết đã như một tất yếu trong cả tâm lý người bán cũng như người mua.

Nhưng sâu xa, phép cộng của những khoản chi dội ngay vào chính chỉ số giá tiêu dùng khiến đồng tiền ngày càng mất giá.

Hôm qua, trên tuyến cao tốc Long Thành- Dầu Giây đã xảy ra hiện tượng các tài xế được nhân viên thu phí “thối” (trả lại) 1-2 viên... kẹo, thay vì khoản tiền thừa 1-2 ngàn đồng.

Số tiền trả lại 1-2 ngàn đồng không nhiều, nhưng việc thanh toán bằng kẹo, chính xác là một sự bắt ép khi kẹo, chưa và không bao giờ là một phương tiện thanh toán.

Câu hỏi đặt ra là những chiếc kẹo sau đó được dùng vào việc gì? Và nếu khách hàng thanh toán bằng kẹo thì liệu có được chấp nhận không?

Chúng ta đã có các quy định niêm yết giá bán, vừa như một sự minh bạch, vừa tránh nạn chặt chém! Chúng ta cũng lại vừa có yêu cầu “hoá đơn trong ngày”, thậm chí có cả đề xuất máy thanh toán kết nối với hệ thống của ngành thuế... vậy thì tại sao vẫn để xảy ra tình trạng giá Tết không khác gì “chặt chém”, lại để xảy ra tình trạng trả tiền thừa bằng kẹo?!

Từ 1.2, việc giảm thuế VAT từ 10% xuống 8% chính thức có hiệu lực. Và nguồn lực 49.000 tỉ từ việc giảm từ những món vài trăm, vài ngàn tiền giảm thuế ấy sẽ trở thành một khoản tiền tiết kiệm trong chi tiêu hộ gia đình, sẽ trở thành một động lực để kích cầu tiêu dùng khi giá bán hàng hoá dịch vụ giảm. Nhưng để tránh tình trạng lạm phát, để số tiền giảm thuế thật sự trở thành nguồn lực thì trách nhiệm trong việc quản lý giám sát không thể để cho... báo chí hay mạng xã hội được.

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/chi-co-the-noi-do-la-cai-may-chem-1001262.ldo
 

Theo ANH ĐÀO (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

'Cách mạng số' từ dân, vì dân

'Cách mạng số' từ dân, vì dân

Từ một thôn nghèo, người dân Lô Lô Chải, xã Lũng Cú (H.Đồng Văn, Hà Giang) đã biết áp dụng mô hình kinh doanh homestay và đặc biệt là sử dụng các nền tảng số như Agoda, Booking và Facebook để quảng bá, thu hút hàng chục nghìn du khách trong nước và quốc tế.

Tính mạng con người là trên hết

Tính mạng con người là trên hết

Can dự vào sức khỏe của ai đó là điều mà những người có lương tri tối thiểu đều hết sức cân nhắc và thận trọng về trách nhiệm đạo đức cũng như trách nhiệm pháp lý. Vậy cớ sao lại cứ để tình trạng cơ sở khám chữa bệnh hoạt động không phép và vận hành sai quy định?

Thước đo dân sinh

Thước đo dân sinh

Cuối năm 2024, tổng dư nợ tín dụng cho vay tiêu dùng trên địa bàn TPHCM đạt trên 1 triệu tỷ đồng, tăng 6,3% so với cuối năm 2023 và tăng 12% so với cùng kỳ. Trong đó tín dụng phục vụ đời sống bao gồm mua đồ dùng, trang thiết bị gia đình tăng trưởng cao nhất.

Việt Nam là điểm sáng về giảm nghèo của thế giới

Việt Nam là điểm sáng về giảm nghèo của thế giới

Với những kết quả đã đạt được, VN được cộng đồng quốc tế đánh giá là điểm sáng trên thế giới trong cuộc chiến chống đói nghèo và là một trong những quốc gia tiên phong trong tiếp cận và áp dụng phương pháp giảm nghèo đa chiều để thực hiện mục tiêu an sinh xã hội toàn dân và giảm nghèo bền vững.

Hóa giải thách thức để đạt mức tăng trưởng 8%

Hóa giải thách thức để đạt mức tăng trưởng 8%

(GLO)- Mức tăng trưởng GDP 7,09% năm 2024 được ghi nhận là rất tích cực của nền kinh tế đất nước, thể hiện sự quyết tâm, nỗ lực của toàn hệ thống chính trị trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và thích ứng nhanh, kịp thời với những biến động kinh tế thế giới, khắc phục thiên tai.