Châu Âu: "Bóng ma" bộ lạc trẻ em khác loài hiện ra sau 296.000 năm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

"Bóng ma" của những cá thể người chưa trưởng thành in trên vách đá El Asperillo ở Công viên Quốc gia Doñana (Tây Ban Nha) vừa được xác định là không thuộc của loài người tinh khôn chúng ta.
 

 

Những "bóng ma" cổ đại này xuất hiện dưới dạng 87 dấu chân hóa thạch, trong đó 31 dấu chân hoàn chỉnh và có kích thước từ 14 đến 29 cm, cho thấy người sở hữu nó cao khoảng 104 đến 188 cm.

Theo nghiên cứu vừa được công bố trên Scientific Reports, chủ nhân những dấu vết ma quái này rất có thể là người Neanderthals, người anh em họ khác loài với Homo sapiens chúng ta.


 

 Cận cảnh các dấu chân
Cận cảnh các dấu chân "bóng ma" thể hiện sự tồn tại của một cộng đồng Neanderthals được thống trị bởi các cá nhân chưa trưởng thành - Ảnh: SCIENTIFIC REPORTS



"Sự đa dạng về kích thước của các dấu chân cho thấy sự tồn tại của một nhóm xã hội gồm các hominin (các cá thể thuộc tông Người) được thống trị bởi những người chưa trưởng thành" - tờ Sci-News trích dẫn phân tích của các nhà nghiên cứu.

Tác giả chính, Tiến sĩ Eduardo Mayoral từ Khoa Khoa học Trái đất tại Đại học Huelva (Tây Ban Nha) cho biết: "Dấu chân của hominin trong hầu hết các trường hợp được cho là do các loài được xác định dựa trên các đặc điểm giải phẫu học. Việc xác định dấu chân hominin cho một loài cụ thể thường được thực hiện từ bằng chứng gián tiếp".

Nhóm của tiến sĩ Mayoral đã liên kết những dấu chân ma này với các tổ hợp khảo cổ và hài cốt gần đó cũng như trong khu vực rộng lớn hơn.

Họ cũng sử dụng một kỹ thuật mới được gọi là phát quang kích thích quang học, định tuổi chính xác các dấu chân hóa thạch này là 295.800 năm tuổi."Bối cảnh theo trình tự thời gian có thể chỉ ra người Neanderthal là người tạo ra các dấu chân" - các nhà nghiên cứu.

Dấu chân hóa thạch không phải bằng chứng gây chú ý cho thế giới như các bộ hài cốt nhưng có một ý nghĩa rất đặc biệt trong khoa học. Hài cốt là tĩnh, còn dấu chân có thể hé lộ những người đó đang đi về đâu, trong điều kiện thời tiết - môi trường như thế nào, cách họ bước đi và thậm chí hành động họ đang làm khi vô tình in lại dấu chân ma trên đá.

"Nó cho phép thảo luận về vai trò sinh thái của cộng đồng cổ sinh này và bối cảnh tiến hóa trong một thời điểm khí hậu thuận lợi" - nhóm nghiên cứu nhìn nhận.

Khám phá này cũng đem đến hồ sơ quan trọng để tìm hiểu các nghề nghiệp của con người ở châu Âu trong kỷ Pleistocen, một thời đại thú vị nơi người tinh khôn của chúng ta chậm chững xây dựng xã hội nguyên thủy như một loài riêng biệt giữa rất nhiều loài người khác - mà sau này đã lần lượt tuyệt chủng.

Người Neanderthals là một trong những bạn đồng hành cuối cùng của chúng ta. Nhiều người trong chúng ta vẫn đang mang dòng máu của họ, kết quả của những cuộc hôn nhân dị chủng từng bị nghi ngờ rằng góp phần vào nguyên nhân tuyệt chủng của người Neanderthals (khoảng 30.000-40.000 năm trước).

Theo Anh Thư (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Phát hiện rừng hóa thạch 390 triệu năm

Phát hiện rừng hóa thạch 390 triệu năm

Nghiên cứu mới cho thấy những cây hóa thạch được phát hiện tình cờ ở phía tây nam nước Anh thuộc khu rừng được biết đến sớm nhất trên Trái đất. Hóa thạch 390 triệu năm tuổi đã soán ngôi khu rừng lâu đời nhất thế giới của khu rừng hóa thạch Gilboa ở bang New York, có niên đại 386 triệu năm.