Hội Báo toàn quốc 2022: Tôn vinh, quảng bá các sản phẩm báo chí

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hội Báo toàn quốc là dịp biểu dương và động viên những cống hiến lớn lao của các đơn vị, cá nhân, các tổ chức, doanh nghiệp có đóng góp tích cực vào sự nghiệp báo chí cách mạng.

 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm gian trưng bày của Thông tấn xã Việt Nam tại Hội báo toàn quốc 2019. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm gian trưng bày của Thông tấn xã Việt Nam tại Hội báo toàn quốc 2019. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)


Sau hai năm tạm hoãn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, Hội Báo toàn quốc 2022 sẽ diễn ra ngày 13-15/4 tại Bảo tàng Hà Nội, đường Phạm Hùng, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Sự kiện do Hội Nhà báo Việt Nam và Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức.

Hội Báo toàn quốc 2022 được tổ chức trong năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội XI Hội Nhà báo Việt Nam nhiệm kỳ 2020-2025.

Đây là hoạt động có ý nghĩa của giới báo chí nước nhà, đúng dịp kỷ niệm 72 năm Ngày thành lập Hội Nhà báo Việt Nam (21/4/1950-21/4/2022), hướng tới kỷ niệm 97 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2022) và các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử, chính trị quan trọng của đất nước, của Thủ đô diễn ra trong năm 2022.

Phát biểu tại buổi họp báo ngày 6/4, nhà báo Nguyễn Đức Lợi, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam khẳng định Hội Báo toàn quốc 2022 không chỉ là ngày hội của giới báo chí và bạn đọc cả nước mà còn là lời khẳng định đất nước đã chuyển sang giai đoạn bình thường mới sau những ảnh hưởng của đại dịch.

"Đây là dịp tôn vinh sự phát triển mạnh mẽ, những thành tích to lớn của báo chí Việt Nam, quảng bá những sản phẩm báo chí gắn với hoạt động lao động, sáng tạo của các nhà báo trong cả nước, hướng tới phát triển nền báo chí Việt Nam 'Đoàn kết, chuyên nghiệp, hiện đại và nhân văn'," ông Lợi cho biết.

Như thường lệ, Hội Báo là nơi tăng cường giao lưu, gặp gỡ giữa người làm báo với công chúng, qua đó khích lệ giới báo chí thực hiện tốt nhất chức năng, nhiệm vụ, đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng tăng của nhân dân; nâng cao vai trò và uy tín của Hội Nhà báo Việt Nam trong đời sống báo chí nói riêng và đời sống xã hội nói chung. Hội báo cũng là dịp để biểu dương và động viên những cống hiến lớn lao của các đơn vị, cá nhân, các tổ chức, doanh nghiệp có đóng góp tích cực vào sự nghiệp báo chí cách mạng.

 

Nhà báo Nguyễn Đức Lợi, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam thông tin về nội dung Hội Báo. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Nhà báo Nguyễn Đức Lợi, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam thông tin về nội dung Hội Báo. (Ảnh: PV/Vietnam+)


Hoạt động trưng bày được chia thành 4 khu vực: Thứ nhất, khu vực chuyên đề gồm các gian trưng bày của Bộ Thông tin và Truyền thông; Liên chi hội nhà báo Báo Nhân dân; Liên chi hội Nhà báo Văn phòng Quốc hội; Liên chi hội Nhà báo Cơ quan Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam; Cổng thông tin điện tử Chính phủ; Liên chi hội Nhà báo Đài Truyền hình Việt Nam; Liên chi hội Nhà báo Đài Tiếng nói Việt Nam; Liên chi hội Nhà báo Thông tấn xã Việt Nam; Hội Nhà báo Hà Nội; Hội Nhà báo Thành phố Hồ Chí Minh.

Khu vực thứ hai trưng bày các tờ báo thuộc khối Trung ương; tiếp theo là khu trưng bày toàn cảnh báo chí 63 tỉnh thành và cuối cùng là nội dung trưng bày của Khối các đơn vị đào tạo, bồi dưỡng báo chí.

Điểm nhấn của không gian trưng bày là các ấn phẩm báo Xuân và các ấn phẩm báo chí tiêu biểu đầu năm 2022.

Đặc biệt, Hội Báo toàn quốc 2022 còn có rất nhiều hoạt động có ý nghĩa về chính trị, xã hội, nghề nghiệp, làm nên nét đặc sắc cho Hội báo như: Trưng bày “100 năm báo Le Paria” (Người cùng khổ), triển lãm ảnh báo chí “Những nẻo đường Xuân,” diễn đàn “Vấn đề hôm nay: Chuyển đổi số,” tọa đàm “Chuyện nghề: Hai chữ Nhân Văn,” chương trình ca nhạc “Giọng hát hay những người làm báo”.

Tại Hội Báo toàn quốc 2022, Ban tổ chức sẽ trao các giải: "Bìa báo Tết ấn tượng," "Giao diện báo điện tử ấn tượng," "Chương trình phát thanh, chương trình truyền hình ấn tượng.” Ngoài ra, còn có giải “Ấn tượng báo chí 2022” dành cho tập thể hoặc cá nhân tổ chức sự kiện/hoạt động hấp dẫn, có dấu ấn trong khuôn khổ Hội báo.

Lễ khai mạc Hội Báo toàn quốc năm 2002 diễn ra vào 9h ngày 13/4, được truyền hình và phát thanh trực tiếp trên VTV và VOV. Lễ bế mạc diễn ra vào 15h ngày 15/4 được truyền hình và phát thanh trực tiếp trên Đài Phát thanh-Truyền hình Hà Nội.

Theo Minh Thu (Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

(GLO)- Đằng sau những người chiến sĩ cống hiến máu xương cho Tổ quốc là sự hy sinh lặng lẽ của những người mẹ. Họ lặng thầm tiễn lần lượt chồng, con lên đường để rồi mòn mỏi chờ đợi, nỗi đau dằng dặc đổi lấy niềm vui chung của quê hương, đất nước...

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

(GLO)- Tôi bước vào nghề báo thì gặp anh Nguyễn Hoàng Thu. Bấy giờ, anh cũng mới vào Báo Thanh Niên, thường trú ở Tây Nguyên. Lúc này, anh còn độc thân, sống ở Buôn Ma Thuột. Anh hơn tôi đến chục tuổi, thường đội chiếc mũ beret màu đen trông rất lãng tử, nhưng tính tình khá trẻ trung và cá tính.

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

(GLO)- Biết bao nhiêu người đã ngã xuống, đổi máu xương cho đất nước, quê hương thanh bình. Thương xót và biết ơn, những dòng thơ của nhà thơ Phạm Đức Long cũng trở nên da diết: "Xin người hóa núi hóa sông/Ngàn năm mây trắng phiêu bồng bóng quê!"...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.
Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.