Cà chua độc lạ giá 1 triệu đồng/kg một thời giờ ra sao?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Không còn độc lạ, cà chua thân gỗ 1 triệu đồng/kg hồi năm ngoái giờ rớt giá chỉ còn 1/5 mức cũ và cũng không nhiều người mua như trước.

Thời điểm này năm ngoái, cà chua thân gỗ gây sốt thị trường với giá 1 triệu đồng/kg và không dễ mua do là hàng xách tay từ Nam Mỹ. Thế nhưng loại trái cây độc lạ này chỉ lên ngôi được một thời gian.
Cửa hàng bắt đầu khó bán

“Năm ngoái, cà chua thân gỗ lần đầu có mặt tại cửa hàng của tôi với giá 1 triệu đồng/kg. Đấy là hàng nhập khẩu từ Ecuador, Colombia, Peru. Do thấy hàng độc lạ, có mùi thơm và vị chua ngọt đặc trưng, không giống cà chua thông thường nên rất nhiều người đặt mua”, chị C., nhân viên một cửa hàng bán rau, củ, quả tại quận Gò Vấp, TP.HCM cho hay.


 

Cà chua thân gỗ từng gây sốt với giá 1 triệu đồng/kg, hàng xách tay từ Nam Mỹ.
Cà chua thân gỗ từng gây sốt với giá 1 triệu đồng/kg, hàng xách tay từ Nam Mỹ.



Trái với cơn sốt một năm trước, hiện cà chua thân gỗ tại đây có giá chưa đến 300.000 đồng/kg nhưng vẫn ít người mua.

Khác với xuất xứ Nam Mỹ năm trước, cà chua thân gỗ được bán ở hầu hết cửa hàng giờ đây có gốc từ Lâm Đồng. Chị C. đánh giá cà chua thân gỗ tại Lâm Đồng và loại có xuất xứ từ Nam Mỹ vốn không khác nhau về hình dáng, chất lượng và mùi vị. Tuy nhiên, do nhiều người cùng trồng, số lượng nhiều nên không còn hiếm, vì vậy mà giá thành cũng ngày càng giảm đi.

“Tranh thủ ưu thế độc lạ thời gian đầu nên vận chuyển từ Lâm Đồng về có thể hét giá lên cao so với thực tế. Tuy nhiên, khi chúng trở nên đại trà, giá bán không chênh lệch bao nhiêu so với giá mua nhưng tiêu thụ khá chậm. Giờ khách nào đặt trước tôi mới dặn mối gửi về”, chị H., đại diện một cửa hàng rau quả sạch trên đường Điện Biên Phủ (TP.HCM), nói thêm.
Có nơi giá chỉ hơn 100.000 đồng/kg

Theo tìm hiểu, cà chua thân gỗ tại Việt Nam có tên gọi chính thức là Magic-S do TS Phạm S - Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, đưa từ vườn thực vật Hoàng gia Anh về nghiên cứu. Với nhiều điều kiện thích hợp về thổ nhưỡng, khí hậu nên cà chua thân gỗ sinh trưởng và cho giá trị kinh tế cao tại Việt Nam.

Anh Huy, chủ một nhà vườn tại Đà Lạt, bắt đầu trồng cà chua thân gỗ từ năm ngoái. Anh cho biết giống cây này rất dễ sinh trưởng, nhanh ra quả và cho năng suất cao. Cây giống sau 6 tháng trồng trong chế độ không phân bón, không thuốc bảo vệ thực vật cho sản lượng quả trung bình trên 10 kg/cây mỗi đợt.


 

Cây cà chua thân gỗ hiện được trồng nhiều tại Lâm Đồng khiến chúng trở nên phổ biến hơn.
Cây cà chua thân gỗ hiện được trồng nhiều tại Lâm Đồng khiến chúng trở nên phổ biến hơn.



Hiện giá bán cà chua thân gỗ tại vườn của anh Huy từ 150.000-180.000 đồng/kg, thấp hơn rất nhiều lần so với giá thị trường một năm trước và cao hơn nhiều giống cà chua thông thường khác.

Để tiêu thụ, anh bắt mối với các cửa hàng tại Hà Nội, TP.HCM, nơi có lượng khách hàng tiềm năng đông đảo nhất.

Chủ vườn cũng cho biết thêm không chỉ trồng nhỏ lẻ, một số hợp tác xã chuyên canh về cà chua thân gỗ cũng đã ra đời tại nhiều địa phương trong tỉnh như Đơn Dương, Lâm Hà, Đức Trọng, Lạc Dương.

Diện tích canh tác tăng khiến sản lượng cà chua thân gỗ vào mùa nhiều hơn. Anh cho rằng đó là lý do khiến giá thành loại quả này có phần giảm đi, thậm chí một số người bán trên mạng cũng chỉ hơn 100.000 đồng/kg.


Mất ưu thế độc lạ vì trồng nhiều

Không chỉ quả cà chua thân gỗ, hiện cơn sốt về giống cây này cũng đã hạ nhiệt. Thời điểm quả 1 triệu đồng/kg, giống cây này được các điểm bán hét lên đến 500.000 đồng/cây con. Hiện, mức giá này đã giảm đi rất nhiều, thậm chí xuống chỉ còn 1/5.

Một số nhà vườn tại Lâm Đồng, Đắk Lắk rao trên mạng xã hội chỉ còn khoảng 100.000 đồng/cây cà chua thân gỗ. Trong khi đó, giá bán ở TP.HCM, Hà Nội có phần nhỉnh hơn.


 

Giống cây cà chua thân gỗ tại TP.HCM hiện còn 250.000 đồng/cây, trong khi đó, các nhà vườn tại Lâm Đồng, Đắk Lắk chỉ hơn 100.000 đồng/cây.
Giống cây cà chua thân gỗ tại TP.HCM hiện còn 250.000 đồng/cây, trong khi đó, các nhà vườn tại Lâm Đồng, Đắk Lắk chỉ hơn 100.000 đồng/cây.



Tại một điểm kinh doanh giống cây trồng tại quận Bình Thạnh (TP.HCM), cà chua thân gỗ có xuất xứ từ Ecuado hiện có giá 250.000 đồng/cây, cao từ 30-40 cm. Mức giá này đã giảm 2 lần so với trước đây khi cà chua thân gỗ còn hiếm.

Ngoài ra, đơn vị cũng cung cấp thêm hạt giống cho khách hàng có nhu cầu, giá mỗi hạt là 20.000 đồng, cũng giảm hơn 2 lần so với trước đây.

Nhân viên các cửa hàng này cho rằng sau một thời gian lên cơn sốt, cà chua thân gỗ đã được “nội địa hóa” ngày càng nhiều nên không còn độc lạ. Vì vậy, giá bán cây giống cũng không thể duy trì được như thời điểm vàng đó.

Trước đây, cà chua đen, cam ruột đỏ… cũng từng gây bão thị trường với giá lên đến 200.000 đồng/kg. Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian ngắn, nhiều địa phương của Việt Nam đã “nội địa hóa” thành công những mặt hàng nông sản này khiến giá thành trở lại bình thường.

“Hiện cà chua thân gỗ giá còn khoảng 150.000 đồng/kg. Thời gian tới, có thể nhiều người sẽ tiếp tục mở rộng, tôi khá lo lắng nếu loại trái cây vốn độc lạ này ngày càng trở nên đại trà thì giá có thể xuống thấp hơn mức 100.000 đồng/kg”, anh Huy băn khoăn.

Phúc Minh (zing)

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Vụ lúa Đông Xuân 2023-2024 thắng lợi

Gia Lai: Vụ lúa Đông Xuân 2023-2024 thắng lợi

(GLO)- Nhờ chủ động nguồn nước tưới từ các công trình thủy lợi, cộng với việc đưa các giống lúa mới chất lượng cao vào sản xuất nên năng suất lúa vụ Đông Xuân 2023-2024 tăng đáng kể. Với giá lúa tăng 2-3 ngàn đồng/kg so với vụ trước, bà con nông dân trong tỉnh đã có một vụ sản xuất “thắng lợi kép”.

Năm nay, thời tiết khắc nghiệt quá, nắng nóng kéo dài khiến ao, hồ cạn trơ đáy. Ảnh: Gia Hưng

Gia Lai thiệt hại do hạn hán gần 10 tỷ đồng

(GLO)-

Theo Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy phòng-chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh: Tính đến ngày 24-4, trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận thiệt hại do hạn hán gần 10 tỷ đồng, với 379,6 ha cây trồng các loại bị thiệt hại.

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

(GLO)- Qúy I-2024, Việt Nam nhập khẩu phân bón của Trung Quốc nhiều nhất, chiếm gần 42% trong tổng lượng phân bón Việt Nam nhập khẩu. Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu phân bón từ các thị trường khác như Nga, Đông Nam Á, thị trường FTA RCE, thị trường FTA CPTTP.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Nói chuyện con tằm

Nói chuyện con tằm

(GLO)- Thời nhỏ ở quê, tôi rất mê con tằm. Cái “con sâu” ăn lá dâu một cách ngon lành, rồi hóa thân một cách kỳ diệu.