Diện tích rừng được giao khoán bảo vệ tăng 57%

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và PTNT, trong tháng 5-2014, diện tích rừng được giao khoán, bảo vệ, diện tích trồng mới của rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất đều tăng so với cùng kỳ năm ngoái.
 

Cụ thể, diện tích rừng trồng mới tập trung ước đạt 42,6 ngàn ha, tăng 9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, trồng mới rừng phòng hộ, đặc dụng đạt 3,6 ngàn ha, tăng 68,9% so với cùng kỳ năm trước; trồng mới rừng sản xuất đạt 39 ngàn ha, tăng 5,6% so với cùng kỳ năm trước; diện tích rừng trồng được chăm sóc ước đạt 276 ngàn ha, tăng 11,4% so với cùng kỳ năm trước.

Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và PTNT cho biết, trong tháng, thời tiết có mưa ở nhiều nơi tạo điều kiện thuận lợi cho công tác trồng rừng mới. Các địa phương phía Bắc, đã tích cực triển khai công tác trồng rừng vụ xuân và trồng cây phân tán. Các địa phương miền Nam bắt đầu tiến hành trồng cây phân tán nhân ngày sinh nhật Bác. Kết quả trồng rừng cao hơn so cùng kỳ năm 2013.

Theo đà tăng trưởng này, diện tích rừng được giao khoán bảo vệ đạt khoảng 4,1 ngàn ha, tăng 57% so với cùng kỳ năm trước; sản lượng gỗ khai thác ước đạt 2.118 ngàn m3, tăng 8% so với cùng kỳ năm trước.

Tuy nhiên, thống kê trồng cây lâm nghiệp phân tán lại giảm 2,1% so với cùng kỳ năm trước. Diện tích rừng được khoanh nuôi tái sinh uớc đạt 608 ngàn ha, cũng giảm khoảng 0,1% so với cùng kỳ năm trước.

Tính đến ngày 20-5, các tỉnh miền Bắc đã trồng được hơn 41 ngàn ha rừng, tăng 7,5% so với cùng kỳ năm trước. Vùng Bắc Trung Bộ có tiến độ trồng rừng tăng rõ rệt so với cùng kỳ năm trước (tăng 75,2%). Vùng Đồng bằng sông Hồng đạt 7.670 ha (tăng 13,2%), Trung du và miền núi phía Bắc đạt 25.132,6 ha (giảm 6,6%).

Những tỉnh có diện tích trồng rừng nhiều và tiến độ nhanh hơn so với cùng kỳ năm trước là Quảng Ninh đạt 7.210 ha (tăng 11,7%), Phú Thọ 6.060 ha (tăng 10%), Nghệ An đạt 5.335 ha (tăng131%). Bên cạnh công tác trồng rừng tập trung, các địa phương tiếp tục trồng cây phân tán và tiếp tục gieo ươm và chăm sóc cây giống phục vụ cho kế hoạch trồng rừng năm 2014.

Tổng cục Lâm nghiệp cũng cho biết, đến nay, các địa phương miền Nam vẫn chưa vào chính vụ trồng rừng. Một số địa phương đang tập trung thực hiện các thủ tục ký hợp đồng quản lý bảo vệ rừng, lập hồ sơ thiết kế các hạng mục lâm sinh trình phê duyệt. Các cơ sở sản xuất giống đang chuẩn bị các điều kiện gieo tạo và chăm sóc cây giống phục vụ cho kế hoạch trồng rừng và trồng cây phân tán năm 2014.

Theo Chinhphu.vn

Có thể bạn quan tâm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

(GLO)- Sau khi thành lập năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Kén tằm Gia Lai (thôn Hà Lòng 2, xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã liên kết với người dân phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Mối liên kết này góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân.

Gia Lai: Vụ lúa Đông Xuân 2023-2024 thắng lợi

Gia Lai: Vụ lúa Đông Xuân 2023-2024 thắng lợi

(GLO)- Nhờ chủ động nguồn nước tưới từ các công trình thủy lợi, cộng với việc đưa các giống lúa mới chất lượng cao vào sản xuất nên năng suất lúa vụ Đông Xuân 2023-2024 tăng đáng kể. Với giá lúa tăng 2-3 ngàn đồng/kg so với vụ trước, bà con nông dân trong tỉnh đã có một vụ sản xuất “thắng lợi kép”.