NATO tuổi 70 đầy âu lo!

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Hôm nay 3-12, Hội nghị thượng đỉnh kỷ niệm 70 năm thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) diễn ra tại London (Anh) trong bối cảnh liên minh quân sự này gặp nhiều thách thức hơn bao giờ hết.
 
Từ tranh cãi xung quanh đặt mạng 5G của Huawei cho tới chuyện Thổ Nhĩ Kỳ mua hệ thống S-400 của Nga... NATO có vô vàn chuyện để lo - Ảnh: Axios
Từ việc tạo mặt trận chung chống lại Liên Xô giai đoạn đầu Chiến tranh lạnh, NATO - thành lập năm 1949 và hiện có 29 thành viên - ngày càng đối mặt với nhiều thách thức như sự trỗi dậy của Trung Quốc, khủng hoảng di cư, cho đến "đứa con rắc rối" Thổ Nhĩ Kỳ.

“Nếu NATO nghiêm túc về sự sống còn của liên minh này, họ cần xây dựng những chiếc cầu nối với Nga.

Cây bút Hamish McRae bình luận trên báo The Independent 

"Đánh trống đòi tiền"
Trong không khí âu lo đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump - người từng đe dọa rút Mỹ khỏi NATO và là "nỗi sợ" của các nước thành viên - đã lên đường tới Anh. Nhật báo Washington Times bình luận ông Trump rồi lại sẽ "đánh trống đòi thêm tiền" trước sự có mặt của các lãnh đạo NATO. Nhà lãnh đạo Mỹ sẽ tiếp tục chiến dịch gây sức ép của mình để buộc các đồng minh châu Âu chi tiêu quân sự nhiều hơn.
Ngân sách trung ương của NATO vào khoảng 2,5 tỉ USD một năm, hầu hết được dùng để duy trì các hoạt động của tổng hành dinh, nhân viên và một số hoạt động quân sự chung. Hiện Mỹ trả khoảng 22% ngân sách trung ương của NATO. 
Liên quan tới vấn đề này, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg tuần trước đã công bố sự điều chỉnh Mỹ và Đức đóng góp ngang nhau ở mức khoảng 16%. Thông báo này được đánh giá là động thái để xoa dịu ông Trump.
Tuy nhiên, động thái trên chỉ mang tính biểu tượng vì thực chất ngân sách trung ương NATO khá nhỏ và không liên quan tới mức chi tiêu quốc phòng ít nhất 2% GDP mà mỗi quốc gia thành viên cam kết thực hiện cho đến năm 2024 - một cam kết đưa ra vào năm 2014, sau sự kiện Nga sáp nhập Crimea.
Ông Trump thường phàn nàn về chuyện phân chia gánh nặng không công bằng. Hiện tại chỉ 9 trong số 29 thành viên NATO đáp ứng đủ hoặc vượt mục tiêu dùng 2% GDP cho chi tiêu quân sự. Các nước này gồm: Mỹ, Bulgaria, Anh, Hi Lạp, Romania, Ba Lan, Latvia, Lithuania và Estonia.
Dẫu vậy, một quan chức cấp cao trong chính quyền ông Trump cho biết đây vẫn là một bước tiến lớn vì năm 2016 chỉ 4 nước thành viên chi 2% GDP cho quân sự, nhưng giờ có đến 9 nước và đến năm 2024, 18 nước dự kiến đáp ứng mức chi này.
Sự thay đổi này vẫn chưa đáp ứng đủ yêu cầu của ông Trump, nhưng rõ ràng phần nào cho thấy những lời đe dọa của ông thời gian qua có sức nặng. Do đó, có thể ông Trump sẽ tiếp tục "đánh trống đòi tiền" tại Anh, nhưng với một tiếng trống không quá chói tai như trước. Và tất nhiên, ông sẽ dành lời khen cho một số nước châu Âu đang chi tiêu quân sự nhiều hơn.
Tương lai mập mờ
Hội nghị thượng đỉnh NATO nhân kỷ niệm 70 năm thành lập liên minh quân sự này diễn ra giữa tình hình mà theo báo Guardian là không mấy lạc quan: người Đức và người Đông Âu nổi giận với người Pháp, người Pháp giận dữ người Thổ Nhĩ Kỳ và người Mỹ, còn Tổng thống Mỹ Donald Trump tức giận với hầu hết mọi người.
Nhiều vấn đề chưa được giải quyết và sự thất vọng ngày càng tăng là những gì khiến Tổng thống Emmanuel Macron gần đây tuyên bố NATO đang "chết não". Ông nhấn mạnh liên minh này cần dừng chuyện suốt ngày nói về tiền bạc và dành nhiều thời gian hơn để giải quyết các vấn đề chiến lược cơ bản.
Khi các nhà lãnh đạo NATO gặp mặt, sẽ có một loạt vấn đề mà họ phải giải quyết. Chẳng hạn, đó là chuyện xử lý Thổ Nhĩ Kỳ - "đứa con gây rắc rối" của NATO. "Thổ Nhĩ Kỳ dường như đã quyết định rằng tương lai nước này được đảm bảo tốt hơn nhờ quan hệ gần gũi với Nga hơn là với NATO do Mỹ dẫn dắt" - cựu đại sứ Mỹ ở NATO Ivo Daalder nói về Ankara, sau quyết định mua hệ thống tên lửa phòng thủ S-400 của Nga.
Hay đó là chuyện đối phó với Trung Quốc - mối đe dọa ngày càng tăng với liên minh quân sự này, hay quan trọng hơn là việc cải tổ - vốn quyết định tới tương lai của NATO. Vai trò quan trọng của NATO trong Chiến tranh lạnh là không thể phủ nhận. 
Tuy nhiên, sự sụp đổ của NATO đã được dự đoán nhiều lần kể từ khi mục đích chính của liên minh này - ngăn chặn Liên Xô - không còn nữa. Giờ đây, với nhiều vấn đề nảy sinh, tương lai của NATO vẫn còn mập mờ.
"NATO quả thật là liên minh vĩ đại nhất mà thế giới từng chứng kiến. Nhưng ngày nay, với khoảng 30 thành viên, sức mạnh của NATO chưa bằng một nửa thời điểm chỉ có một nửa số thành viên ngày nay. NATO đang gặp vấn đề dù vẫn còn sở hữu nhiều năng lực" - giáo sư Michael Clarke, nhà phân tích quốc phòng nổi tiếng của Anh, đánh giá.
Chương trình nghị sự tham vọng

Theo The Economist, 29 nhà lãnh đạo NATO sẽ tham gia một buổi tiệc chiêu đãi cùng với Nữ hoàng Anh Elizabeth II tại Điện Buckingham vào tối 3-12 và có cuộc gặp với nhau tại thị trấn Watford vào ngày hôm sau.

Ông Edward Ferguson, quan chức cấp cao của Đại sứ quán Anh tại Mỹ, cho biết NATO đã lên một chương trình nghị sự đầy tham vọng cho hội nghị thượng đỉnh lần này để "cho thấy ở tuổi 70, NATO vẫn khỏe mạnh và rắn rỏi như từng thấy" và nhấn mạnh những tiến bộ đã đạt được kể từ thượng đỉnh Wales 2014.

Bình An (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

(GLO)-"Hôm nay là khoảnh khắc đặc biệt, duy nhất sẽ không bao giờ xảy ra. Cả trong lịch sử Nga, Belarus và Ukraine, cũng như trong lịch sử thế giới, đặc biệt là châu Âu. Câu hỏi duy nhất là phải làm gì. Tất cả các bạn đều hiểu và biết rằng chỉ có một cách thức – đó là đàm phán. Đàm phán không có điều kiện tiên quyết", ông Lukashenko nói trong bài phát biểu trước người dân Belarus và các nhà lập pháp hôm 31/3.
Cựu tổng thống Trump bị truy tố

Cựu tổng thống Trump bị truy tố

(GLO)-Theo CNN đưa tin ngày 30/3, ông Trump sẽ trở thành cựu Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ bị truy tố hình sự. Diễn biến này có thể tác động đáng kể đến chiến dịch tái tranh cử năm 2024 của ông Trump, trùng với thời điểm xét xử vụ án.
Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

(GLO)-Mới đây, đài RT dẫn lời ông Putin cho biết vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga có thể được đưa đến Belarus sớm nhất vào mùa hè năm nay, đánh dấu lần đầu tiên từ thập niên 1990 vũ khí này được triển khai ngoài lãnh thổ Nga. Vũ khí đưa đến Belarus nhưng sẽ do lực lượng Nga quản lý.
Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

(GLO)-CNN hôm 23/3 dẫn số liệu thống kê từ chính quyền Bắc Kinh cho hay, từ năm 2021 – 2022, dân số thành phố đã giảm từ 21,88 triệu người xuống 21,84 triệu người. Đây là lần đầu tiên trong vòng 19 năm trở lại đây, Bắc Kinh ghi nhận tình trạng dân số giảm.
Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

(GLO)-Theo Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây, nhu cầu để Ukraine tái thiết và phục hồi đã tăng lên tới 411 tỷ USD, chỉ sau một năm Nga tấn công nước này. Khoản kinh phí khổng lồ nêu trên thể hiện tại cáo cáo được thực hiện bởi Kiev, Ngân hàng Thế giới, Ủy ban châu Âu và Liên hợp quốc.
Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

(GLO)-Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 21/3, người phát ngôn phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby nói: “Chúng ta đã thấy cách mà hai quốc gia này phát triển mối quan hệ gắn bó như thế nào trong nhiều năm qua”.
Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

(GLO)-Báo cáo được Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc (IPCC) công bố hôm 20/ 3 ‐ chắt lọc từ 10.000 trang báo cáo của hơn 1.000 nhà khoa học - cho thấy thế giới có khả năng đã bỏ lỡ mục tiêu khí hậu là hạn chế sự nóng lên ở mức 1,5⁰C so với nhiệt độ thời tiền công nghiệp.