Ông Trump đã 'giương cờ trắng' trước Hạ viện Mỹ?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tổng thống Mỹ Donald Trump, người nổi tiếng với những tuyên bố sẽ đạt được các thỏa thuận lớn tại Nhà Trắng, cuối cùng đã phải bước ra khỏi cuộc chiến về vấn đề Chính phủ vào thứ Sáu vừa qua, trong thế cúi đầu trước Người phát ngôn Hạ viện Nancy Pelosi.
Ảnh: Reuters
Với việc người Mỹ đã quá ức chế trước những tác động của 35 ngày đóng cửa Chính phủ lên cuộc sống hàng ngày, bao gồm cả việc di chuyển bằng máy bay, Tổng thống Trump cuối cùng  phải buông xuôi, và chấp nhận mở của Chính phủ đến ngày 15 tháng 2, mà vẫn chưa thể có được số tiền 5,7 tỉ Đô la theo yêu cầu của mình để xây tường biên giới.
Dù không thừa nhận sẽ lùi bước trong một bài phát biểu mới đây tại Rose Garden, nhưng xét theo các diễn biến từ phía hậu trường của Nhà Trắng, có thể nhận thấy Tổng thống Trump đã đầu hàng, “chấp nhận để thua một cuộc chiến ngắn hạn” theo như lời một quan chức cấp cao cho biết với Reuters.
Thật đúng để kết luận với hình thái của Chính phủ Mỹ hiện tại, mọi kết quả sẽ không bao giờ rõ ràng cho đến phút cuối. Vào tối thứ Năm vừa qua (24/1), phó Tổng thống Mike Pence và cố vấn cao cấp Jared Kushner, con rể của Tổng thống Trump, đã đệ trình 4 giải pháp lên Tổng thống Trump, bao gồm cả việc ban bố tình trạng khẩn cấp ngay lập tức, một giải pháp giúp Tổng thống Trump có thể góp tiền xây tường biên giới mà không cần Quốc hội phê chuẩn, dù vẫn phải được Tối cao Pháp viện kiểm chứng.
Nhưng cho đến ngày tiếp theo, ông Trump vẫn chưa đưa ra quyết định cho riêng mình. Một bầu không khí bất an vì thế bao trùm lấy Nhà Trắng vào ngày thứ Sáu, khi các trợ lý đã phải chuẩn bị cho sự kiện diễn ra tại Rose Garden mà vẫn không thể biết chắc Tổng thống Trump sẽ nói những gì.
Cuối cùng, theo lời một quan chức cấp cao, Tổng thống Trump đã lựa chọn để các nhà lập pháp mở cửa lại Chính phủ trong vòng 3 tuần, và cố gắng làm lại một thoả thuận có thể làm hài lòng cả 2 bên về vấn đề an ninh biên giới. Điểm mấu chốt trong phát biểu của Tổng thống Trump, là những câu chuyện về các nhân viên công vụ không được đi làm do Chính phủ đóng cửa. Có tới 800,000 viên chức liên bang hiện đang bị buộc nghỉ phép hoặc làm không lương.
“Chúng tôi không nghĩ mình đã bỏ cuộc,” một quan chức cấp cao khác từ Nhà Trắng cho biết, “Chúng tôi tin rằng mình sẽ vượt qua thử thách trên. Tổng thống Trump đơn giản chỉ đang muốn thử phương án khác.”
Nhiều quan chức khác cũng cho biết cuộc đấu tranh sẽ không chấm dứt. Họ cho biết Tổng thống Trump đang ngày càng tự tin rằng sẽ có thêm nhiều nhà lập pháp của đảng Dân chủ ủng hộ việc đóng tiền cho vấn đề an ninh biên giới trong những tuần tới, bất chấp việc nghị sĩ Nancy Pelosi kiên quyết bằng mọi giá sẽ không để dòng tiền đổ vào bức tường được phép chảy ra từ Hạ viện, nơi mà chính đảng của bà đang nắm đa số sau cuộc bầu cử Quốc hội vào tháng 11 năm ngoái.
Dù vậy, việc đình chiến đã ít nhiều gây tổn thương đối với Tổng thống Trump, khi chính quyền của ông có vẻ đang ngày càng xa rời với dân chúng Mỹ. Điều này được chính Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross phản ánh trên đài CNBC, khi được hỏi về việc tại sao những viên chức liên bang bị lỡ 2 đợt trả lương liên tiếp không được hỗ trợ các khoản vay.
Tỉ lệ việc làm được phê chuẩn dưới thời Tổng thống Trump đã giảm từ mức ngấp nghé 40% xuống chỉ còn trong khoảng 30%, một tín hiệu đáng lo ngại khác cho ông Trump nếu còn muốn tiếp tục chiến dịch tái tranh cử vào năm 2020, vốn đã bị phủ bóng đen bởi những cáo buộc can thiệp từ phía Nga, đang xuất hiện ngày càng đày đặc hơn trên các mặt báo, mà mới đây nhất là vụ bắt giữ ông Roger Stone, một người bạn lâu năm của Tổng thống Trump, trong một cuộc bố ráp của FBI vào nhà riêng của ông này tại bang Florida, Mỹ.
Người đang nắm lợi thế, ít nhất trong thời điểm này, chính là nghị sĩ Pelosi. Người phát ngôn Hạ viện hiện vẫn đang là đối trọng của Tổng thống Trump tại Washington, thậm chí khiến vị đương kim Tổng thống Mỹ trở thành một trong những người đầu tiên phải thừa nhận bà Pelosi xứng đáng với vị trí của mình.
Cả 2 đều đã “đại náo” Nhà Trắng trong suốt cuộc chiến về vấn đề đóng cửa Chính phủ, với phát súng mới nhất là việc nghị sĩ Pelosi đã hủy bỏ lời mời Tổng thống Trump đọc Thông điệp Liên bang tại Hạ viện vào ngày 29 tháng 1 tới, với lý do từ những lo ngại về vấn đề an ninh trong bối cảnh đóng cửa. Để đáp trả, Tổng thống Trump đã cấm bà Pelosi sử dụng máy bay quân dụng để công du ra nước ngoài.
Một quan chức từ Nhà Trắng cho biết nghị sĩ Pelosi, nếu tiếp tục đối đầu một cách trực diện với Tổng thống Trump, có thể gây tổn hại tới các thành viên đảng Dân chủ ở những quận mà Tổng thống Trump từng thắng cử vào năm 2016. Một vài trong số họ mong bà nên thỏa hiệp sớm hơn.
“Dù có vẻ đang ngả về phe tả trong chính đảng của mình, nhưng bà Pelosi đang mạo hiểm với phe đa số khi làm điều đó,” quan chức trên cho biết.
Dù vậy, các cố vấn của Tổng thống Trump cho biết quan điểm của ông Trump với nghị sĩ Pelosi vẫn không thay đổi. “Bà ta là người cứng rắng và bướng bỉnh,” một cố vấn đã trích nguyên văn phát biểu của Tổng thống Trump khi nhận xét cá nhân về bà Pelosi. Còn theo ông Matt Schlapp, Chủ tịch Liên minh Bảo thủ Mỹ và là đồng minh thân cận của Tổng thống Trump: “Ông ấy (Tổng thống Trump) vẫn dành sự tôn trọng cho bà Pelosi, dù biết bà là một nhà lãnh đạo cứng rắn, và vẫn còn không ưa bà ấy cho lắm.”
Việt Anh (TPO/Theo Reuters)

Có thể bạn quan tâm

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

(GLO)-"Hôm nay là khoảnh khắc đặc biệt, duy nhất sẽ không bao giờ xảy ra. Cả trong lịch sử Nga, Belarus và Ukraine, cũng như trong lịch sử thế giới, đặc biệt là châu Âu. Câu hỏi duy nhất là phải làm gì. Tất cả các bạn đều hiểu và biết rằng chỉ có một cách thức – đó là đàm phán. Đàm phán không có điều kiện tiên quyết", ông Lukashenko nói trong bài phát biểu trước người dân Belarus và các nhà lập pháp hôm 31/3.
Cựu tổng thống Trump bị truy tố

Cựu tổng thống Trump bị truy tố

(GLO)-Theo CNN đưa tin ngày 30/3, ông Trump sẽ trở thành cựu Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ bị truy tố hình sự. Diễn biến này có thể tác động đáng kể đến chiến dịch tái tranh cử năm 2024 của ông Trump, trùng với thời điểm xét xử vụ án.
Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

(GLO)-Mới đây, đài RT dẫn lời ông Putin cho biết vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga có thể được đưa đến Belarus sớm nhất vào mùa hè năm nay, đánh dấu lần đầu tiên từ thập niên 1990 vũ khí này được triển khai ngoài lãnh thổ Nga. Vũ khí đưa đến Belarus nhưng sẽ do lực lượng Nga quản lý.
Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

(GLO)-CNN hôm 23/3 dẫn số liệu thống kê từ chính quyền Bắc Kinh cho hay, từ năm 2021 – 2022, dân số thành phố đã giảm từ 21,88 triệu người xuống 21,84 triệu người. Đây là lần đầu tiên trong vòng 19 năm trở lại đây, Bắc Kinh ghi nhận tình trạng dân số giảm.
Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

(GLO)-Theo Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây, nhu cầu để Ukraine tái thiết và phục hồi đã tăng lên tới 411 tỷ USD, chỉ sau một năm Nga tấn công nước này. Khoản kinh phí khổng lồ nêu trên thể hiện tại cáo cáo được thực hiện bởi Kiev, Ngân hàng Thế giới, Ủy ban châu Âu và Liên hợp quốc.
Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

(GLO)-Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 21/3, người phát ngôn phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby nói: “Chúng ta đã thấy cách mà hai quốc gia này phát triển mối quan hệ gắn bó như thế nào trong nhiều năm qua”.
Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

(GLO)-Báo cáo được Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc (IPCC) công bố hôm 20/ 3 ‐ chắt lọc từ 10.000 trang báo cáo của hơn 1.000 nhà khoa học - cho thấy thế giới có khả năng đã bỏ lỡ mục tiêu khí hậu là hạn chế sự nóng lên ở mức 1,5⁰C so với nhiệt độ thời tiền công nghiệp.