Trung Quốc khai trừ đảng nhà khoa học tàu ngầm "có quốc tịch Canada"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Giới chức Trung Quốc hôm 24-12 thông báo khai trừ đảng một nhà khoa học tàu ngầm nước này và đưa vào diện điều tra vì sở hữu "bất hợp pháp" quốc tịch Canada và một số hành vi sai trái khác.
Ông Bu Jianjie - từng là giám đốc viện nghiên cứu 718 thuộc tập đoàn đóng tàu Trung Quốc, đối mặt với hàng loạt cáo buộc trong một cuộc điều tra, Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trung Quốc (CCDI) cho biết.
Ông Bu Jianjie - từng là giám đốc viện nghiên cứu 718 thuộc tập đoàn đóng tàu Trung Quốc. Ảnh: SCMP
"Bu Jianjie đã vi phạm kỷ luật đảng, sở hữu quốc tịch Canada bất hợp pháp và không thông báo về vấn đề cá nhân"- thông báo từ CCDI nêu rõ.
Nhà khoa học quê ở Hàm Đan, thuộc tỉnh Hà Bắc này cũng bị cáo buộc biển thủ, nhận hối lộ một khoản tiền chưa được công bố.
CCDI nói rằng ông Bu có "lòng tham vô đáy" và đã "không tuân thủ các nguyên tắc".
Bộ Ngoại giao Trung Quốc hiện chưa bình luận về vụ việc. Đại sứ quán Canada cũng chưa phản hồi về vấn đề quốc tịch của ông Bu.
Theo The South China Morning Post (Hồng Kông), ông Bu làm việc trong lĩnh vực công nghệ đẩy không khí độc lập (AIP), cơ chế cho phép các tàu ngầm thông thường ở dưới nước được lâu hơn và phát ra ít tiếng ồn hơn tàu ngầm hạt nhân.
Các tàu ngầm trên thế giới dùng công nghệ AIP từng thoát khỏi sự phát hiện của hạm đội tàu sân bay Mỹ, trong các cuộc tập trận hải quân quốc tế.
Theo Hebei Worker’s Daily, ông Bu từng có thời gian ở Canada năm 1996 với tư cách là một học giả thỉnh giảng ở Đại học Tây Ontario và Đại học Queen. Khi về nước, ông nói với chính quyền nước nhà rằng mình đã từ chối cơ hội ở lại Canada.
Ông Bu làm việc trong lĩnh vực công nghệ đẩy không khí độc lập (AIP), cơ chế cho phép các tàu ngầm thông thường ở dưới nước được lâu hơn và phát ra ít tiếng ồn hơn tàu ngầm hạt nhân. Ảnh: SCMP
Viện nghiên cứu 718 ở phía Bắc Trung Quốc thực hiện các hoạt động chế tạo pin năng lượng cho tàu ngầm lặn sâu suốt nhiều tuần, chế tạo hợp chất dùng cho ngư lôi và thiết bị lặn không người lái.
Dưới thời ông Bu lãnh đạo, viện 718 trở thành một trong những nhà cung cấp các thiết bị tàu ngầm và chất hóa học nhạy cảm lớn nhất thế giới và nhà khoa học này được công nhận đã đóng góp vào khả năng cải thiện sức mạnh quân sự Trung Quốc.
Sinh ra trong một gia đình nông dân ở Hà Bắc, ông Bu đã thi đỗ cuộc thi đại học quốc gia sau Cách mạng Văn hóa và sau đó nghiên cứu tại ĐH Công nghệ Harbin – một trung tâm phát triển công nghệ tàu ngầm quan trọng của Trung Quốc.
Theo một luật sư ở Quảng Châu về luật quốc tịch Trung Quốc, tuyên bố từ CCDI cho rằng ông Bu đã tìm cách lấy quốc tịch Canada trong khi đang có quốc tịch Trung Quốc.
"Luật pháp Trung Quốc chỉ cho phép công dân sở hữu một quốc tịch và dường như ông Bu chưa bỏ quốc tịch Trung Quốc. Nhưng tôi không nghĩ phía Trung Quốc sẽ giao ông ấy cho phía Canada"- luật sư nói trên nói với SCMP.
Quan hệ giữa Bắc Kinh và Ottawa trở nên căng thẳng kể từ vụ Canada bắt Giám đốc tài chính Tập đoàn Huawei – bà Sabrina Meng Wanzhou, theo yêu cầu của Mỹ hôm 1-12. Sau đó, Trung Quốc đã bắt 2 công dân Canada và trừng phạt một người thứ ba vì làm việc trái phép trên đất Trung Quốc.
Tuy nhiên, cho tới nay chưa có bằng chứng nào cho thấy trường hợp của ông Bu có liên quan tới cuộc đụng độ ngoại giao giữa hai nước.
Đỗ Quyên (NLĐO/Theo SCMP)

Có thể bạn quan tâm

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

(GLO)-"Hôm nay là khoảnh khắc đặc biệt, duy nhất sẽ không bao giờ xảy ra. Cả trong lịch sử Nga, Belarus và Ukraine, cũng như trong lịch sử thế giới, đặc biệt là châu Âu. Câu hỏi duy nhất là phải làm gì. Tất cả các bạn đều hiểu và biết rằng chỉ có một cách thức – đó là đàm phán. Đàm phán không có điều kiện tiên quyết", ông Lukashenko nói trong bài phát biểu trước người dân Belarus và các nhà lập pháp hôm 31/3.
Cựu tổng thống Trump bị truy tố

Cựu tổng thống Trump bị truy tố

(GLO)-Theo CNN đưa tin ngày 30/3, ông Trump sẽ trở thành cựu Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ bị truy tố hình sự. Diễn biến này có thể tác động đáng kể đến chiến dịch tái tranh cử năm 2024 của ông Trump, trùng với thời điểm xét xử vụ án.
Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

(GLO)-Mới đây, đài RT dẫn lời ông Putin cho biết vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga có thể được đưa đến Belarus sớm nhất vào mùa hè năm nay, đánh dấu lần đầu tiên từ thập niên 1990 vũ khí này được triển khai ngoài lãnh thổ Nga. Vũ khí đưa đến Belarus nhưng sẽ do lực lượng Nga quản lý.
Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

(GLO)-CNN hôm 23/3 dẫn số liệu thống kê từ chính quyền Bắc Kinh cho hay, từ năm 2021 – 2022, dân số thành phố đã giảm từ 21,88 triệu người xuống 21,84 triệu người. Đây là lần đầu tiên trong vòng 19 năm trở lại đây, Bắc Kinh ghi nhận tình trạng dân số giảm.
Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

(GLO)-Theo Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây, nhu cầu để Ukraine tái thiết và phục hồi đã tăng lên tới 411 tỷ USD, chỉ sau một năm Nga tấn công nước này. Khoản kinh phí khổng lồ nêu trên thể hiện tại cáo cáo được thực hiện bởi Kiev, Ngân hàng Thế giới, Ủy ban châu Âu và Liên hợp quốc.
Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

(GLO)-Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 21/3, người phát ngôn phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby nói: “Chúng ta đã thấy cách mà hai quốc gia này phát triển mối quan hệ gắn bó như thế nào trong nhiều năm qua”.
Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

(GLO)-Báo cáo được Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc (IPCC) công bố hôm 20/ 3 ‐ chắt lọc từ 10.000 trang báo cáo của hơn 1.000 nhà khoa học - cho thấy thế giới có khả năng đã bỏ lỡ mục tiêu khí hậu là hạn chế sự nóng lên ở mức 1,5⁰C so với nhiệt độ thời tiền công nghiệp.