Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội trả lời cử tri Gia Lai về tiêu chí phân loại hộ nghèo, cận nghèo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội trả lời cử tri Gia Lai về tiêu chí phân loại hộ nghèo, cận nghèo.
Kiến nghị
- Đề nghị Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội nghiên cứu, xem xét sửa đổi cách tính điểm “Mẫu số 3.3. Bảng quy ước điểm Phiếu BI” quy định tại Thông tư số 07/2021/TT-BLĐTBXH ngày 18-7-2021 về hướng dẫn phương pháp rà soát, phân loại hộ nghèo, hộ cận nghèo; xác định thu nhập của hộ làm nông-lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp có mức sống trung bình giai đoạn 2022-2025 và mẫu biểu báo cáo cho phù hợp với tình hình thực tế tại cơ sở. Vì cử tri cho rằng một số tiêu chí chấm điểm chưa thực sự phù hợp, chưa đánh giá đúng hộ nghèo, hộ cận nghèo, ví dụ như: tiêu chí số nhân khẩu trong gia đình “hộ có 1 người, 2 người” chấm điểm từ 75 đến 105 điểm (tùy theo từng vùng), nếu tính điểm như trên thì một số gia đình người già neo đơn điều kiện kinh tế khó khăn, không có nguồn thu nhập nhưng chấm điểm sẽ không thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo; tương tự tiêu chí “số người trong độ tuổi lao động”, “chăn nuôi” chưa thực sự phù hợp thực tế, chưa đánh giá được hộ nghèo, hộ cận nghèo” (kiến nghị số 117).
- “Cử tri kiến nghị Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội xem xét, nghiên cứu điều chỉnh lại một số tiêu chí rà soát hộ nghèo và cận nghèo giai đoạn 2021-2025 theo tiêu chí đa chiều cho phù hợp với tình hình thực tế tại các xã, huyện miền núi vì thực tế hiện nay có một số tiêu chí khi áp dụng không phù hợp đối với địa bàn vùng cao, như: Tại Mẫu số 3.6 Bảng chấm điểm Phiếu BI khu vực nông thôn Trung du và miền núi phía Bắc (để xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo giai đoạn 2021-2025) về Đặc trưng hộ: 14. Chăn nuôi: (1) Hộ có 3 con trâu, bò trở lên được 30 điểm, không phù hợp vì có những hộ có 10 đến 15 con trâu, bò khi chấm theo thang điểm cũng chỉ bằng hộ có 3 con trâu, bò; (2) Hộ có từ 10 con heo, dê, cừu trở lên không có điểm nhưng hộ có 100 con gà, ngan, ngỗng, chim được 25 điểm. Như vậy là không phù hợp vì hộ có 10 con heo, dê, cừu sẽ có giá trị tương đương với 100 con gà, ngan, ngỗng, chim” (kiến nghị số 124).
- “Đề nghị Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội sửa đổi phiếu rà soát xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo giai đoạn 2022-2025 cho phù hợp với tình hình thực tế, như: điểm tiếp cận tài sản chưa tính giá trị sở hữu của người dân; tiêu chí về xe máy không quy định rõ cụ thể loại xe để tính điểm, còn chung chung” (kiến nghị số 127).
Trả lời
Căn cứ Nghị định số 07/2021/NĐ-CP ngày 27-1-2021 của Chính phủ quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025; Quyết định số 24/2021/QĐ-TTg ngày 16-7-2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm và quy trình xác định hộ làm nông-lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình giai đoạn 2022-2025, Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 07/2021/TT-BLĐTBXH ngày 18-7-2021 về hướng dẫn phương pháp rà soát, phân loại hộ nghèo, hộ cận nghèo; xác định thu nhập của hộ làm nông-lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp có mức sống trung bình giai đoạn 2022-2025 và mẫu biểu báo cáo. Phương pháp, bộ công cụ rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025 được xây dựng trên cơ sở kế thừa thành tựu giai đoạn 2016-2020 và thống nhất với phương pháp, bộ công cụ khảo sát mức sống dân cư năm 2020 của Tổng cục Thống kê; bảo đảm thu thập thông tin, đặc trưng của hộ gia đình một cách toàn diện, hệ thống trong mối tương quan logic và khoa học giữa các chỉ tiêu, phù hợp với đặc điểm vùng, miền để ước lượng thu nhập (không chấm điểm theo giá trị từng tài sản) và mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản của hộ gia đình, nhằm phản ánh khách quan thực trạng nghèo của hộ gia đình.
Trên cơ sở kết quả thực hiện rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2021 trên phạm vi toàn quốc và tiếp thu ý kiến của địa phương, Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 02/2022/TT-BLĐTBXH ngày 30-3-2022 sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 07/2021/TT-BLĐTBXH, trong đó có các nội dung cử tri kiến nghị như: điều chỉnh điểm về nhân khẩu, số người lao động phù họp với tình hình thực tế; điều chỉnh điểm về nhà ở, tiêu thụ điện, xe máy, điều hòa nhiệt độ, máy giặt, bình tắm nước nóng, lò vi sóng và đất đai, chăn nuôi phù hợp với đặc thù vùng, miền.
GLO
 

Có thể bạn quan tâm

Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

(GLO)- Hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam, Ngày Sách và bản quyền thế giới, sáng 22-4, Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (thị trấn Phú Túc) tổ chức Ngày hội đọc sách năm 2024 với chủ đề “Sách-Hành trang trí thức”.
Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

(GLO)- Tại khu vực xung quanh các trường tiểu học, THCS trên địa bàn tỉnh Gia Lai, nhất là ở TP. Pleiku có nhiều hàng rong, hàng quán vỉa hè bán đồ ăn uống không có nhãn mác, nguồn gốc. Thực tế này luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm.

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

(GLO)- Những ngày nắng nóng tháng 4, dọc ven hồ Ayun Hạ thuộc địa phận xã Ayun, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai), đông đảo người dân lại kéo nhau ra cào hến, bắt cá, tép, vừa cải thiện bữa ăn, vừa bán để kiếm thêm thu nhập.
Ông ba Bông “vác tù và hàng tổng”

Ông ba Bông “vác tù và hàng tổng”

(GLO)- “Cứ việc gì đem lại lợi ích cho bà con thì làm thôi”-một câu nói nhẹ tênh nhưng thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng của ông Trần Đình Bông (thôn 3, xã Nam Yang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai).
Đak Pơ kiên quyết đóng cửa bãi rác gây ô nhiễm

Đak Pơ kiên quyết đóng cửa bãi rác gây ô nhiễm

(GLO)- Dù bãi rác thải cũ của huyện ở thôn 4 (xã An Thành) đã đóng cửa nhưng nhiều người dân vẫn lén lút đổ rác, gây ô nhiễm môi trường. Huyện Đak Pơ chỉ đạo phòng chức năng và các địa phương triển khai các giải pháp ngăn ngừa tình trạng đổ rác trái phép và cải tạo môi trường nơi đây.