Sẽ khởi tố vụ tàn phá hơn 12.000 m2 rừng ở giáp ranh tỉnh Đắk Lắk và Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Liên quan đến vụ phá rừng xảy ra trên lâm phần do Công ty TNHH HTV lâm nghiệp Ea H’leo (Công ty lâm nghiệp Ea H’leo) quản lý, sáng 26-2, trao đổi với phóng viên Báo Nhân Dân, Chủ tịch UBND huyện Ea H’leo Nguyễn Văn Hà cho biết: Ngay sau khi nắm bắt thông tin, UBND huyện đã chỉ đạo Hạt Kiểm lâm huyện phối hợp Công an huyện, Viện kiểm sát nhân dân huyện khẩn trương xác minh, kiểm tra hiện trường và trưng cầu giám định thiệt hại để khởi tố vụ án phá hơn 12.000 m2 rừng tự nhiên tại xã Ea Sol và xử lý nghiêm theo quy định.

Làm việc với phóng viên Báo Nhân Dân, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Ea H’leo-Krông Búk Lê Thanh Khánh khẳng định, các cơ quan chức năng của huyện đang củng cố hồ sơ để khởi tố vụ án phá rừng quy mô lớn này.
Làm việc với phóng viên Báo Nhân Dân, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Ea H’leo-Krông Búk Lê Thanh Khánh khẳng định, các cơ quan chức năng của huyện đang củng cố hồ sơ để khởi tố vụ án phá rừng quy mô lớn này.


Trong khi đó, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Ea H’leo - Krông Búk Lê Thanh Khánh cho biết: Sau khi phát hiện vụ phá rừng quy mô lớn tại tiểu khu 64 và 68 thuộc lâm phần quản lý của Công ty lâm nghiệp Ea H’leo nằm ở khu vực giáp ranh giữa tỉnh Đắk Lắk và Gia Lai, Hạt kiểm lâm huyện đã bố trí năm cán bộ kiểm lâm phối hợp các ngành liên quan ngày/đêm bảo vệ hiện trường để các cơ quan chức năng khám nghiệm hiện trường và trưng cầu giám định mức độ thiệt hại về diện tích rừng, trạng thái rừng, loại rừng, khối lượng rừng… để khởi tố vụ án, khẩn trương điều tra xử lý các đối tượng phá rừng và trách nhiệm của các tập thể, cá nhân quản lý, bảo vệ rừng liên quan.

 

Nhiều gốc cây rừng tại hiện cho thấy rừng vừa bị chặt phá, dấu vết còn mới.
Nhiều gốc cây rừng tại hiện cho thấy rừng vừa bị chặt phá, dấu vết còn mới.


Như Nhân Dân điện tử đã phản ánh, tại đây, hàng loạt cây rừng tự nhiên có đường kính từ 80-100 cm bị cưa hạ; thậm chí có những cây có đường kính lớn gần hai người ôm cũng bị đốn hạ không thương tiếc. Tất cả dấu vết mùn cưa, thân cây còn chảy nhựa đang rất mới. Đặc biệt, có những cây rừng được gắn trên thân tấm biển “cấm chặt phá rừng” nhưng cũng bị lâm tặc cưa hạ nằm ngổn ngang… Tình trạng phá rừng xảy ra với quy mô lớn và lâm tặc ngang nhiên đưa cả cưa máy vào triệt hạ cây rừng, tiếng cưa máy nổ vang cả một vùng, thế nhưng khi đơn vị chủ rừng là Công ty lâm nghiệp Ea H’leo phát hiện ra việc phá rừng này thì diện tích rừng bị phá đã lên tới hàng nghìn mét vuông.

Theo người dân địa phương sinh sống gần khu vực này thì lâm tặc phá rừng trong những ngày Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, nhưng không thấy chủ rừng cũng như lực lượng chức năng nào đến ngăn chặn. Bức xúc trước sự việc này, họ đã gọi điện thông tin cho các nhà báo về tìm hiểu viết bài để các cơ quan chức năng vào cuộc kiểm tra, xử lý.

Sau khi các cơ quan chức năng của huyện Ea H’leo vào cuộc xác minh, kiểm tra thì cả hai khu vực xảy ra phá rừng đều thuộc lâm phần quản lý của Công ty lâm nghiệp Ea H’leo nằm trên địa bàn xã Ea Sol, huyện Ea H’leo, khu vực giáp ranh giữa tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Gia Lai. Tại tiểu khu 64 với diện tích bị tàn phá là 9.400 m2, số cây bị cưa hạ là 275 cây. Tại tiểu khu 68 diện tích bị phá là 2.800 m2 với 116 cây rừng bị cưa hạ…

Ngay sau khi vụ phá rừng này được phát, Công ty lâm nghiệp Ea H’leo liên tục cho rằng, khu vực phá rừng và khai thác lâm sản này đường sá đi lại khó khăn, địa hình phức tạp, chủ yếu là đi bộ… nên không phát hiện và ngăn chặn kịp thời vụ phá rừng này mà chưa thấy hết trách nhiệm của chủ rừng do buông lỏng công tác quản lý, bảo vệ rừng trong dịp Tết.

 Hiện, lực lượng chức năng huyện Ea H’leo đang củng cố hồ sơ để khởi tố vụ án, làm rõ các đối tượng phá rừng và trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức quản lý bảo vệ rừng.

Theo NGUYỄN CÔNG LÝ (NDĐT)

Có thể bạn quan tâm

Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

(GLO)- Hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam, Ngày Sách và bản quyền thế giới, sáng 22-4, Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (thị trấn Phú Túc) tổ chức Ngày hội đọc sách năm 2024 với chủ đề “Sách-Hành trang trí thức”.
Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

(GLO)- Tại khu vực xung quanh các trường tiểu học, THCS trên địa bàn tỉnh Gia Lai, nhất là ở TP. Pleiku có nhiều hàng rong, hàng quán vỉa hè bán đồ ăn uống không có nhãn mác, nguồn gốc. Thực tế này luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm.

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

(GLO)- Những ngày nắng nóng tháng 4, dọc ven hồ Ayun Hạ thuộc địa phận xã Ayun, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai), đông đảo người dân lại kéo nhau ra cào hến, bắt cá, tép, vừa cải thiện bữa ăn, vừa bán để kiếm thêm thu nhập.
Ông ba Bông “vác tù và hàng tổng”

Ông ba Bông “vác tù và hàng tổng”

(GLO)- “Cứ việc gì đem lại lợi ích cho bà con thì làm thôi”-một câu nói nhẹ tênh nhưng thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng của ông Trần Đình Bông (thôn 3, xã Nam Yang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai).
Đak Pơ kiên quyết đóng cửa bãi rác gây ô nhiễm

Đak Pơ kiên quyết đóng cửa bãi rác gây ô nhiễm

(GLO)- Dù bãi rác thải cũ của huyện ở thôn 4 (xã An Thành) đã đóng cửa nhưng nhiều người dân vẫn lén lút đổ rác, gây ô nhiễm môi trường. Huyện Đak Pơ chỉ đạo phòng chức năng và các địa phương triển khai các giải pháp ngăn ngừa tình trạng đổ rác trái phép và cải tạo môi trường nơi đây.