Mong mỏi của đôi vợ chồng khuyết tật nghèo khó

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Hoàn cảnh éo le của vợ chồng anh Nguyễn Thành Trung (SN 1989) và chị Huỳnh Thị Hoài Thương (SN 1990) ở thôn 5, xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Pah, tỉnh Gia Lai  khiến ai chứng kiến cũng không cầm được nước mắt.
Hoàn cảnh đáng thương của anh Trung-chị Thương trong căn nhà được hàng xóm cho ở nhờ. Ảnh: Hà Phương
Hoàn cảnh đáng thương của anh Trung-chị Thương trong căn nhà được hàng xóm cho ở nhờ. Ảnh: Hà Phương
Trong ngôi nhà lụp xụp do người hàng xóm tốt bụng cho ở nhờ, tư thế ngồi có phần khó khăn do đôi chân teo nhỏ, chị Thương kể: “Lúc mới sinh ra chân em đã bị tật như vậy rồi. Em ra đời được vài ngày thì bố bỏ đi. Một thời gian sau mẹ em cũng đi lấy chồng khác, em được cậu nuôi từ nhỏ đến lớn”.
Người phụ nữ với dáng người nhỏ bé trông già hơn cái tuổi 29 kể về cuộc đời mình như thế. Chồng chị, anh Nguyễn Thành Trung thì đi rửa xe máy thuê chưa về.
Do bị tật nguyền nên chị Thương sống nhờ khoản trợ cấp khuyết tật 405.000 đồng/ tháng cùng sự hỗ trợ của chồng. Anh chị gặp nhau cách đây 4 năm và có chung một con nhỏ. Anh Trung trước anh làm ở xưởng chế biến mì trên Kon Tum thu nhập hàng tháng khoảng ba, bốn triệu đồng, tằn tiện cũng đủ trang trải cuộc sống gia đình. Nhưng năm 2017 trên đường đi làm về không may anh bị tai nạn, trong lúc chị cũng vừa mới sinh con. Hoàn cảnh ngặt nghèo nên để có tiền chữa trị cho anh, chị phải năn nỉ vay mượn khắp nơi. Bà con thương tình cũng gom góp cho ít tiền giúp anh chữa bệnh. Sau gần 2 tháng điều trị tại Bệnh viện Quân y 211 (TP. Pleiku) thì tài chính gia đình cạn kiệt. Mẹ anh- bà Trần Thị Thu (63 tuổi, thôn 5, xã Nghĩa Hưng) đành cắn răng bán căn nhà cấp 4 cũ kỹ để lấy tiền thuốc thang cho anh. Không còn nơi trú ngụ nhưng may sao có người hàng xóm tốt bụng thương tình cho gia đình anh chị mượn ngôi nhà tạm để ở nhờ. Vì sức khỏe giảm sút không thể làm được việc nặng nên từ đó đến nay, anh Trung chuyển sang rửa xe máy thuê kiếm sống. 
Chuyện đến đó thì anh Trung cũng vừa đi làm về. Nhìn anh lau vội giọt mồ hôi rồi bế thơm đứa con kháu khỉnh, chúng tôi không khỏi vui lây với hạnh phúc của anh chị. Nhưng liền đó rồi lại lo, vì chẳng biết tương lai của họ sẽ ra sao. Hỏi anh chị có ước mơ gì, chị bảo mơ ước lớn nhất là có một căn nhà để chui ra chui vào phòng khi gió mưa. “Chứ cứ ở nhờ thế này, vợ chồng tụi em thì chẳng sao nhưng với con thì tội quá!”- chị Thương xa xót. 
Trao đổi với ông Nguyễn Công Minh-Chủ tịch UBND xã Nghĩa Hưng, ông cho biết hiện trên địa bàn xã có 126 gia đình chính sách, trong đó có 60 hộ nghèo và gia đình khuyết tật. Gia đình Nguyễn Thành Trung- Huỳnh Thị Hoài Thương là trường hợp khuyết tật có hoàn cảnh rất khó khăn. Xã luôn tạo điệu kiện đối với những trường hợp như gia đình Trung, đồng thời vận động những nhà hảo tâm chung tay giúp đỡ. Nhưng Nghĩa Hưng là xã còn nhiều khó khăn, điều kiện kinh tế hạn hẹp vì vậy cũng không giúp được gì nhiều trước hoàn cảnh đáng thương của vợ chồng anh Trung.
Hoàn cảnh trớ trêu của đôi vợ chồng trẻ rất cần sự chung tay góp sức của các đơn vị, doanh nhiệp, nhà hảo tâm. Mọi sự giúp đỡ cho gia đình anh Nguyễn Thành Trung- chị Huỳnh Thị Hoài Thương xin gửi về Báo Gia Lai, 2A Hoàng Văn Thụ, TP. Pleiku (liên hệ chị Lệ Hằng-Phó Trưởng phòng Bạn đọc-Báo ảnh-Tư liệu Báo Gia Lai, số ĐT: 0943065095).
Hà Phương

Có thể bạn quan tâm

Thầy Tô Ngọc Thanh với văn hóa dân gian Gia Lai-Kon Tum

Thầy Tô Ngọc Thanh với văn hóa dân gian Gia Lai-Kon Tum

(GLO)- Tôi gọi ông là thầy. Thật ra tôi chưa thật sự xứng đáng. Cả nước, những tiến sĩ đã từng học và được ông hướng dẫn làm các đề tài luận án mới được vinh dự gọi ông bằng thầy-một người thầy lớn trong lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực văn hóa dân gian đồng bào các dân tộc Việt Nam.
Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

(GLO)- Hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam, Ngày Sách và bản quyền thế giới, sáng 22-4, Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (thị trấn Phú Túc) tổ chức Ngày hội đọc sách năm 2024 với chủ đề “Sách-Hành trang trí thức”.
Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

(GLO)- Tại khu vực xung quanh các trường tiểu học, THCS trên địa bàn tỉnh Gia Lai, nhất là ở TP. Pleiku có nhiều hàng rong, hàng quán vỉa hè bán đồ ăn uống không có nhãn mác, nguồn gốc. Thực tế này luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm.

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

(GLO)- Những ngày nắng nóng tháng 4, dọc ven hồ Ayun Hạ thuộc địa phận xã Ayun, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai), đông đảo người dân lại kéo nhau ra cào hến, bắt cá, tép, vừa cải thiện bữa ăn, vừa bán để kiếm thêm thu nhập.
Ông ba Bông “vác tù và hàng tổng”

Ông ba Bông “vác tù và hàng tổng”

(GLO)- “Cứ việc gì đem lại lợi ích cho bà con thì làm thôi”-một câu nói nhẹ tênh nhưng thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng của ông Trần Đình Bông (thôn 3, xã Nam Yang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai).