Giám sát việc sử dụng các công trình nước sinh hoạt Phú Thiện

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ngày 18-1-2018, Đoàn Giám sát Ban dân tộc Tỉnh ủy Gia Lai do đồng chí Hồ Văn Điềm-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Trưởng ban Dân tộc HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã có buổi khảo sát thực tế và làm việc với UBND huyện về tình hình quản lý và sử dụng các công trình nước sinh hoạt tập trung trên địa bàn huyện Phú Thiện.
Ảnh: Hoa Mai
Ảnh: Hoa Mai
Theo báo cáo của UBND huyện Phú Thiện, hiện nay trên địa bàn huyện có 6 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung. Trong đó có 5 công trình đang hoạt động hiệu quả và 1 công trình không hoạt động. Cụ thể là công trình cấp nước bơm dẫn làng Bỉ, xã Ia Yeng; công trình cấp nước tự chảy làng Plei Pông và King Pêng; công trình cấp nước tự chảy làng Chư Wâu; công trình cấp nước tự chảy làng Plei Trớ và công trình cấp nước tự chảy làng Plei Hek, xã Chư A Thai. Với tổng kinh phí trên 2,7 tỷ đồng. Hiện các công trình này đang hoạt động hiệu quả đáp ứng nhu cầu của bà con. Riêng 1 công trình  cấp nước tập trung cho 3 thôn Plei Dmun, Plei Dmak và Plei Plok (xã Ia Ake) xây dựng năm 2011  với tổng trị giá 3,4 tỷ đồng do nguồn nước bị nhiễm phèn nên tạm thời ngưng hoạt động.
Tại buổi làm việc, các thành viên của đoàn giám sát đã tham gia đóng góp ý kiến đối với huyện như: huyện cần kiểm tra việc thu tiền điện tiền nước của các hộ dân sử dụng các công trình nước sinh hoạt, một số công trình nước sinh hoạt tỷ lệ hao hụt nhiều từ 25-30%; tăng cường công tác quản lý đối với các công trình nước sinh hoạt.
Phát biểu kết luận tại buổi làm việc, ông Hồ Văn Điềm mong rằng huyện Phú Thiện tiếp tục tuyên truyền vận động nhân dân bảo vệ rừng đầu nguồn, bảo vệ nguồn nước sạch. Vận động nhân dân đăng ký trồng rừng; kiểm tra, xử lý, đánh giá các công trình nước sinh hoạt, có hướng bù giá điện nước cho nhân dân nếu tăng giá trong thời gian tới; xây dựng quy chế hoạt động của làng trong việc tự quản các công trình nước sinh hoạt.
Hoa Mai

Có thể bạn quan tâm

Thầy Tô Ngọc Thanh với văn hóa dân gian Gia Lai-Kon Tum

Thầy Tô Ngọc Thanh với văn hóa dân gian Gia Lai-Kon Tum

(GLO)- Tôi gọi ông là thầy. Thật ra tôi chưa thật sự xứng đáng. Cả nước, những tiến sĩ đã từng học và được ông hướng dẫn làm các đề tài luận án mới được vinh dự gọi ông bằng thầy-một người thầy lớn trong lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực văn hóa dân gian đồng bào các dân tộc Việt Nam.
Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

(GLO)- Những ngày nắng nóng tháng 4, dọc ven hồ Ayun Hạ thuộc địa phận xã Ayun, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai), đông đảo người dân lại kéo nhau ra cào hến, bắt cá, tép, vừa cải thiện bữa ăn, vừa bán để kiếm thêm thu nhập.
Ông ba Bông “vác tù và hàng tổng”

Ông ba Bông “vác tù và hàng tổng”

(GLO)- “Cứ việc gì đem lại lợi ích cho bà con thì làm thôi”-một câu nói nhẹ tênh nhưng thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng của ông Trần Đình Bông (thôn 3, xã Nam Yang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai).
Vượt lên khiếm khuyết để tỏa sáng

Vượt lên khiếm khuyết để tỏa sáng

(GLO)- Trong cuộc sống có rất nhiều người sinh ra và lớn lên khi không may bị khiếm khuyết một phần của cơ thể, dù vậy, họ không chấp nhận phó mặc cho số phận mà nỗ lực vươn lên và tỏa sáng giữa đời thường.