Ðời voi, đời người: Trông người, để ngẫm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Cũng từng cho voi chở khách du lịch, song nhiều quốc gia như Thái Lan, Campuchia đã chuyển đổi sang mô hình du lịch thân thiện với nhiều hoạt động thú vị cùng du khách như voi mát-xa (massage), đá bóng, vẽ tranh... Thế nhưng dù được mệnh danh xứ sở voi nhà lớn nhất cả nước, Ðắk Lắk dường như chật vật tìm mô hình thay thế.

Ðàn voi nhà cần được bảo vệ để con cháu đời sau còn biết đến voi. Ảnh: Duy Thương
Ðàn voi nhà cần được bảo vệ để con cháu đời sau còn biết đến voi. Ảnh: Duy Thương
Xây dựng thung lũng voi
Nhiều năm đưa khách du lịch trong nước sang Thái Lan, Campuchia... và ngược lại, ông Lê Hoàng Cơ-Giám đốc Cty TNHH Đầu tư Du lịch và Thương mại Đam San (Đắk Lắk) chia sẻ, mô hình ở ta cách xa xứ người. Riêng loại hình du lịch có sử dụng voi cho thấy sự khác nhau rõ nét.
“Voi nước bạn đã được tháo bành, gỡ xích, không còn cõng khách từ lâu. Thay vào đó, du khách được trải nghiệm nhiều hoạt động thú vị như: Voi mát-xa cho du khách, biểu diễn đá bóng, tham gia vẽ tranh… Sản phẩm du lịch có sử dụng voi phong phú, đa dạng đã kéo du khách đến thăm và ở lại nhiều hơn, góp phần giúp ngành du lịch của nước bạn, đặc biệt Thái Lan luôn đứng đầu khu vực”, ông Cơ mở đầu câu chuyện.
Theo ông Cơ, tỉnh Mondulkiri (Campuchia) cách không xa Tây Nguyên đã xây dựng thung lũng voi cách đây hơn chục năm. Nước này cũng từng sử dụng voi chở khách du lịch, sau đó chuyển sang du lịch voi thân thiện khi nhận được khoản tiền tài trợ từ Tổ chức động vật châu Á. Đến thung lũng voi, du khách được trải nghiệm có các trò chơi như xem voi đá bóng, tắm chung với voi, cho voi ăn, voi vẽ tranh rồi đưa bán đấu giá…
“Đặc biệt, trong thung lũng voi, người ta xây dựng một không gian riêng biệt cho voi khi đến mùa động dục. Các nài voi (người quản voi) sẽ túc trực tại đây để chăm sóc, hỗ trợ voi trong suốt “mùa yêu” để duy trì nòi giống.
Hằng năm, tại thung lũng voi có thêm nhiều chú voi con. Nhờ đó, công tác bảo tồn voi của Campuchia luôn được duy trì”, ông Cơ cho hay. Để tránh tiếng ồn làm ảnh hưởng đến loài voi, theo vị này, cơ quan quản lý nghiêm cấm chạy ô tô vào thung lũng voi.
Nhờ cách quản trị, định hướng phát triển du lịch sử dụng voi khá tốt nên Thái Lan, Campuchia thu hút một lượng khách khổng lồ đến tham quan hằng năm. Công ty của ông Cơ cũng đưa khách nước ngoài thăm voi Buôn Đôn, Lắk song số lượng rất khiêm tốn. Khách trong nước cũng đến Đắk Lắk để tận mắt nhìn thấy voi, tuy nhiên, thời gian họ lưu trú rất ít vì các sản phẩm du lịch nghèo nàn, thiếu hấp dẫn.
Theo đó, với những du khách sành chơi, họ chọn sang Thái Lan, Lào, Campuchia. Việc xuất ngoại sang các nước này không quá phức tạp. Quãng đường đi từ Trung tâm TP Buôn Ma Thuột tới Thung lũng voi (Mondulkiri) chỉ khoảng 160km (có đường biên giới với Đắk Lắk). Đường đi lại cũng khá thuận tiện.
Theo ông Cơ tìm hiểu, thời Vua Bảo Đại đã xây dựng cánh đồng voi tại huyện Lắk. Cứ đến mùa voi sinh sản (tháng 3), tất cả voi sẽ được thả vào đây để chúng tự do làm quen, kết đôi.
Ông Vũ Minh Thoại, Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện Buôn Ðôn (Ðắk Lắk), người nhiều năm nghiên cứu về văn hóa các dân tộc anh em trên vùng đất nổi danh với nghề săn bắt, thuần dưỡng voi cho hay, voi là một thực thể gắn liền với đời sống sinh hoạt của đồng bào bản địa. Theo đó, mọi hình thức bảo tồn, chuyển đổi mô hình du lịch cần được tính toán kỹ để vừa vẹn toàn công tác bảo tồn, vừa phát huy được bản sắc văn hóa, phát triển du lịch trên vùng đất coi voi là “biểu tượng văn hóa”.
Chọn lọc phù hợp
Đắk Lắk là thủ phủ voi nhà của cả nước với 37 cá thể, tập trung ở 2 huyện Lắk và Buôn Đôn. Đến thời điểm này, voi vẫn phục vụ chở khách du lịch. Nhiều lần đưa bạn bè phương xa vào 2 điểm du lịch trên, câu cửa miệng phần lớn du khách: “Không có gì nổi bật dù được thiên nhiên ban tặng nhiều thứ”, hay “Bao năm qua vẫn thế, cưỡi voi xong không biết tham quan gì khác”…
Chưa kể, dù truyền thông kêu gọi bảo tồn voi, không cổ súy cho các hành động xâm hại voi như lấy ngà, lông voi…, nhưng các khu du lịch vẫn lén lút bày bán vô số sản phẩm liên quan. Chưa biết hàng thật hay hàng giả nhưng rõ ràng điều này khiến cho du khách quốc tế có cái nhìn thiếu thiện cảm.

Nhân viên trung tâm lấy chuối cho voi ăn
Nhân viên trung tâm lấy chuối cho voi ăn
“Chúng tôi ở thành phố suốt ngày phải đối diện với ô nhiễm tiếng ồn, khói bụi. Nghe quảng bá hình ảnh “chú voi con ở Bản Đôn” (huyện Buôn Đôn) nên tò mò lên thăm. Ai dè, voi vẫn hì hục chở khách. Các sản phẩm du lịch còn nghèo nàn lắm, chỉ thấy bày bán nhiều lông đuôi voi, ngà voi, xương voi…Như vậy làm sao thay đổi được nhận thức của du khách trong công tác bảo tồn động vật hoang dã”, anh Nguyễn Quốc Hùng (du khách đến từ Hà Nội) cho hay.
Một lãnh đạo của công ty lữ hành ở TP Buôn Ma Thuột (giấu tên) cũng cho biết, kinh doanh du lịch voi ở Đắk Lắk không có gì nổi bật.
“Đắk Lắk có nhiều lợi thế để phát triển du lịch, nhưng sản phẩm du lịch của tỉnh nhà không có. Theo tôi, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đắk Lắk cần phải xây dựng được sản phẩm du lịch rõ ràng, thay vì tập trung quảng bá hình ảnh quá nhiều về địa phương. Ví dụ, sản phẩm du lịch đến với hồ Lắk, Buôn Đôn sau khi chấm dứt hoàn toàn du lịch cưỡi voi, du khách đến đó thưởng thức cái gì, ở đâu. Sản phẩm đó phải khác biệt hoàn toàn so với các vùng khác. Đắk Lắk cũng nên cử người sang học tập tỉnh Mondulkiri về cách quản lý voi, du lịch thân thiện với voi”, vị lãnh đạo này nói.
Ông Trần Xuân Phước, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Voi cho biết: “Chúng tôi đang xây dựng các sản phẩm du lịch gắn với voi như: Trưng bày tư liệu, hình ảnh, mô hình quà tặng, lưu niệm; các hoạt động thân thiện (voi chào khách, voi tắm, voi phun nước, cho voi ăn...). Việc những sản phẩm này đã có sự tính toán tính thực tiễn, phù hợp với sức khỏe của đàn voi nhà, không rập khuôn từ nơi khác”.
Dành nhiều tâm huyết cho công tác bảo tồn voi, Tiến sĩ Cao Thị Lý (Giảng viên Bộ môn Quản lý tài nguyên rừng và Môi trường, khoa Nông Lâm nghiệp, Đại học Tây Nguyên) chia sẻ, nhiều quốc gia trên thế giới đã chấm dứt du lịch cưỡi voi và triển khai khá thành công các mô hình du lịch thân thiện với voi.
Tại Việt Nam đang trong hành trình chuyển đổi, tìm mô hình cũng cần có sự chọn lọc phù hợp với điều kiện, văn hóa của địa phương. Đặc biệt, quá trình chuyển đổi mô hình du lịch cần chú trọng quan tâm đến sinh kế của các nài voi, chủ voi.
Theo VŨ LONG - HUỲNH THỦY (TPO)

https://tienphong.vn/oi-voi-doi-nguoi-trong-nguoi-de-ngam-post1432123.tpo

Có thể bạn quan tâm

Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Những ngày đầu đất nước thống nhất, Tây Nguyên vẫn chưa được yên ổn bởi sự quấy phá của tổ chức phản động Fulro. Bộ Công an đã tăng cường một tiểu đoàn tinh nhuệ gồm 310 quân vào Tây Nguyên. Một nhân chứng sống trực tiếp chiến đấu đã chia sẻ cùng Tiền Phong cuộc chiến đẩy lùi “bóng ma” Fulro.
Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

(GLO)- Trong những bưu thiếp đơn sơ và bị kiểm duyệt gắt gao từ phía chính quyền bờ Nam chứa đựng biết bao điều mà niềm nhớ nhung khắc khoải của người xa xứ đã lầm lỡ nghe theo lời dụ dỗ và ép buộc của kẻ thù mà rời xa quê hương.

Ký ức 30/4

Ký ức 30/4

Đã 49 năm trôi qua, kể từ Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), nhưng với những người lính “Bộ đội Cụ Hồ” ký ức ngày 30/4/1975 không thể nào quên.
Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

(GLO)- Giữa tiết trời nóng nực hơn 40℃, trên những ngọn núi, triền đồi, lực lượng bảo vệ rừng Gia Lai vẫn kiên nhẫn sải bước tuần tra. Khó khăn của thực tại là động lực để họ vượt lên nhằm ngăn ngừa "bà hỏa", giữ màu xanh của rừng cho mai sau.

Khát vọng phồn vinh

Khát vọng phồn vinh

Đất nước ta đã bước qua cánh cửa đói nghèo nhưng sự thịnh vượng của dân tộc vẫn còn ở phía trước, rất cần sự chung tay góp sức của mọi con dân nước Việt, nhất là thế hệ trẻ.
Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

“Rừng khuya im lặng như tờ, không một tiếng chim kêu, không một tiếng lá rụng hay một ngọn gió nào đó khẽ rung cành cây…”, tôi đọc đoạn nhật ký của bác sĩ Đặng Thùy Trâm trước giờ vào khu vực núi Chúa, nơi đang thi công hầm xuyên núi thuộc dự án cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn.
Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Ở TP.HCM, có những người dành hơn nửa đời để làm đẹp khuôn mặt, mái đầu cho thiên hạ. Không biển hiệu, không tiện nghi hiện đại và chỉ với chiếc ghế bành sờn da, chiếc gương cũ và bộ đồ nghề, nhiều năm qua những người thợ cắt tóc vỉa hè đã góp phần làm nên một nét văn hóa rất đặc trưng của TP.HCM.
Người trở về

Người trở về

Sự trở về là minh chứng sinh động cụ thể nhất cho việc vượt qua định kiến và mặc cảm về những gì họ đã từng nghĩ, từng hành động.