Khát vọng hoàn lương ở trại Đăk PLao

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hàng ngàn phạm nhân ở trại Đăk Plao, mỗi người có một quá khứ lỗi lầm, nhưng ở họ đều có chung khát vọng hoàn lương để làm lại cuộc đời.

Với chính sách khoan hồng của Đảng, Nhà nước cùng tấm lòng của những cán bộ, nhân viên quản lý trại giam Đắk Plao ở tỉnh Đắk Nông (thuộc Tổng cục VIII - Bộ Công an), đã tạo cho các phạm nhân có cơ hội sửa sai, cố gắng cải tạo tốt để làm lại cuộc đời.

 

Khám bệnh cho các phạm nhân tại Trại giam Đăk Plao.
Khám bệnh cho các phạm nhân tại Trại giam Đăk Plao.

Cách đây 3 năm, khi vừa tròn 18 tuổi, phạm nhân Nguyễn Trung Cương (ở phường Nghĩa Đức, thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông) vào Trại giam Đăk Plao vì phạm tội giết người với mức án 13 năm tù.

Khi còn là học sinh, với học lực khá, tính tình ngoan ngoãn, Cương được bạn bè và xóm giềng quý mến. Đến năm 18 tuổi, chưa kịp thực hiện ước mơ trở thành thầy giáo dạy Văn, thì đã phạm tội giết người trong một lần uống rượu cùng nhóm bạn. Những tháng ngày trong trại giam, cắn rứt lương tâm, đã có lần Cương viết thư xin lỗi gia đình bị hại. Mỗi lần bố mẹ già đến thăm, động viên, phạm nhân Nguyễn Trung Cương lại càng hối hận.

"Án của em 13 năm, mà cứ 1 tháng bố mẹ già còng lưng lên thăm con nên nhìn thấy cũng xót, chỉ biết cố gắng cải tạo tốt để sau này được ra còn phụ giúp gia đình”, Cương tâm sự.

Khác với Cương, phạm nhân Trần Văn An vốn là kẻ ngang tàng, hung dữ với nhiều hình xăm trên cơ thể, phạm tội mua bán và tàng trữ chất mua túy nên bị kết án 5 năm tù giam. Những ngày đầu vào trại giam Đăk Plao, An thường xuyên lên cơn nghiện. Ma túy đã khiến cơ thể phạm nhân này chỉ còn da bọc xương. Được sự giúp đỡ tận tình của các cán bộ, chiến sĩ trại giam, cùng với nỗ lực của bản thân, An đã dứt được những cơn nghiện. Nhờ chấp hành cải tạo tốt, nên phạm nhân Trần Văn An được ân xá, ra tù trước thời hạn 2 năm. Chỉ 4 tháng nữa, sẽ được trở về với gia đình và xã hội. An cảm thấy biết ơn các cán bộ trại giam đã giáo dục mình nên người.

“Những ngày đầu mình nghĩ đã đánh mất đi cuộc sống ở ngoài xã hội, nhưng vào đây, được các giám thị giáo dục, dạy nghề. Tôi thực sự biết ơn, ban giám thị trại giam đã giáo dục chúng tôi trở thành những con người lương thiện để có thể làm lại cuộc đời”, An bày tỏ.

Trung tá Nguyễn Quốc Thanh, Phó Giám thị Trại giam Đăk Plao, cho biết, ngoài việc giúp đỡ về mặt tư tưởng, đơn vị còn tổ chức cho các phạm nhân tham gia lao động, sản xuất, tổ chức dạy nghề, giúp cho các phạm nhân thấy được giá trị thực sự của lao động. Phạm nhân không chỉ được đọc báo, nghe đài, tiếp nhận thông tin bổ ích mà còn được học văn hóa, xóa mù chữ.

Đặc biệt, có những phạm nhân ở trai giam Đăk Plao mang trọng tội, bị án chung thân hoặc vài chục năm tù. Nhóm đối tượng này thường mang tâm lý bất cần, chán đời. Cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị phải gánh vác trách nhiệm như người thân và gia đình, động viên, thuyết phục, giáo dục và cải tạo họ.

“Giám thị trại giam có nhiệm vụ giáo dục để họ thấy được giá trị lao động chân chính, làm ra được của cải phải vất vả như thế nào. Qua quá trình lao động và giáo dục lao động, tổ chức dạy nghề cho phạm nhân để họ học nghề, khi hết án trở về xã hội là có một thói quen lao động và có nghề nghiệp để lao động chân chính, làm ra của cải nuôi sống bản thân và gia đình”, Trung tá Nguyễn Quốc Thanh chia sẻ.

Trong trại giam Đăk Plao, với hàng nghìn phạm nhân, mỗi người có một hoàn cảnh và một quá khứ lỗi lầm khác nhau; nhưng ở họ đều có chung khát vọng hoàn lương để làm lại cuộc đời. Nhờ được quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện của cán bộ, chiến sĩ, mỗi phạm nhân đều có sự nỗ lực trong quá trình cải tạo để được hưởng chính sách khoan hồng của Đảng và Nhà nước, sớm có cơ hội sớm trở về với gia đình và cộng đồng, tự tin làm lại cuộc đời.

Hoàng Qui/VOV

Có thể bạn quan tâm

70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 13: Mường Thanh - Kho lúa giữa trời

70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 13: Mường Thanh - Kho lúa giữa trời

Đứng ở Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ trên Đồi D1, phóng tầm mắt về phía tây là một màu xanh trải dài bất tận của cánh đồng Mường Thanh. Từ trận địa đầy bom đạn, hầm hào, Mường Thanh trở thành vựa lúa lớn nhất Điện Biên, tạo ra những hạt gạo vang danh cả nước…
Phong vị Sài Gòn

Phong vị Sài Gòn

Có những người xa Sài Gòn hàng chục năm, hỏi rằng Sài Gòn những nét xưa có còn? Sài Gòn thế kỷ 21 có gì hay? Trong khi ấy, có những người xa Sài Gòn chỉ ít năm thôi cũng đã hỏi thành phố có gì mới?
Mật danh B29

Mật danh B29

Cuối tháng 10/2020, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã long trọng tổ chức buổi gặp mặt các đồng chí cán bộ thuộc Quỹ đặc biệt (Tiền thân là Quỹ ngoại tệ đặc biệt) chi viện chiến trường miền Nam, gọi tắt là Quỹ hoặc Ban B29.
Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Những ngày đầu đất nước thống nhất, Tây Nguyên vẫn chưa được yên ổn bởi sự quấy phá của tổ chức phản động Fulro. Bộ Công an đã tăng cường một tiểu đoàn tinh nhuệ gồm 310 quân vào Tây Nguyên. Một nhân chứng sống trực tiếp chiến đấu đã chia sẻ cùng Tiền Phong cuộc chiến đẩy lùi “bóng ma” Fulro.
Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

(GLO)- Giữa tiết trời nóng nực hơn 40℃, trên những ngọn núi, triền đồi, lực lượng bảo vệ rừng Gia Lai vẫn kiên nhẫn sải bước tuần tra. Khó khăn của thực tại là động lực để họ vượt lên nhằm ngăn ngừa "bà hỏa", giữ màu xanh của rừng cho mai sau.

Khát vọng phồn vinh

Khát vọng phồn vinh

Đất nước ta đã bước qua cánh cửa đói nghèo nhưng sự thịnh vượng của dân tộc vẫn còn ở phía trước, rất cần sự chung tay góp sức của mọi con dân nước Việt, nhất là thế hệ trẻ.
Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

“Rừng khuya im lặng như tờ, không một tiếng chim kêu, không một tiếng lá rụng hay một ngọn gió nào đó khẽ rung cành cây…”, tôi đọc đoạn nhật ký của bác sĩ Đặng Thùy Trâm trước giờ vào khu vực núi Chúa, nơi đang thi công hầm xuyên núi thuộc dự án cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn.
Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Ở TP.HCM, có những người dành hơn nửa đời để làm đẹp khuôn mặt, mái đầu cho thiên hạ. Không biển hiệu, không tiện nghi hiện đại và chỉ với chiếc ghế bành sờn da, chiếc gương cũ và bộ đồ nghề, nhiều năm qua những người thợ cắt tóc vỉa hè đã góp phần làm nên một nét văn hóa rất đặc trưng của TP.HCM.