Xua luồng gió độc Hà mòn ở Hà Đông

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Thời gian gần đây trên địa bàn xã vùng sâu Hà Đông của huyện Đak Đoa, Gia Lai, loại tà đạo có tên Hà mòn như một luồng gió độc đã âm thầm len vào đời sống vốn yên bình của những giáo dân Thiên chúa nơi đây. Luồng gió độc này không chỉ làm tổn hại đến tình cảm gắn bó bao đời giữa cộng đồng Bahnar, làm lung lạc nền tín ngưỡng công giáo lâu đời ở Hà Đông mà còn tác động xấu đến tình hình an ninh chính trị của địa phương…

Bản chất phản động của tà đạo Hà mòn

Già Dăm-người tích cực xóa Hà mòn phát biểu trong lễ sơ kết công tác vận động quần chúng. Ảnh: Thanh Phong
Già Dăm- người tích cực xóa Hà mòn phát biểu trong lễ sơ kết công tác vận động quần chúng. Ảnh: Thanh Phong

Từ cuối năm 1999, một số đối tượng ở làng Kơ Tu và Đak Vơr, xã Hà Mòn, huyện Đak Hà, tỉnh Kon Tum là Y Gyin, Y Klach, A Mip loan tin: Vào lúc 12 giờ đêm 20-12-1999, Y Gyin thấy Đức Mẹ Maria hiện ra và bảo: Ai theo Đức Mẹ thì sẽ được lên thiên đàng, không bị xuống địa ngục chịu nhục hình đau đớn. Ai luôn tâm niệm điều này thì sẽ được xóa hết nợ nần, không phải lao động vất vả mà cuộc sống vẫn luôn sung sướng, đầy đủ. Ai ốm đau thì khỏi bệnh… Lời đồn thổi ngớ ngẩn ấy vậy mà cũng có người tin. Trong một thời gian ngắn, tà đạo Hà mòn đã âm thầm xâm nhập vào đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng xa, vùng sâu, trên địa bàn 8 huyện thuộc 3 tỉnh (Kon Tum, Gia Lai, Đak Lak) với khoảng 2.400 người nghe theo.

Hà Đông là xã đặc biệt khó khăn nhất của huyện. Xã nằm cách trung tâm huyện đến hơn 50 km về phía Bắc, giáp với tỉnh Kon Tum, địa hình hiểm trở, giao thông không thuận lợi trong cả hai mùa mưa nắng. Xã có 5 làng, 683 hộ, 3.552 nhân khẩu, 100% là đồng bào dân tộc Bahnar, 95,7% số dân theo đạo Công giáo. Hầu hết người dân Hà Đông sinh sống bằng nông nghiệp, phương thức sản xuất còn lạc hậu, toàn xã có đến 327/683 hộ nghèo, 116 hộ cận nghèo.

Từ năm 2005, luồng gió độc Hà mòn đã thổi đến Hà Đông do một số tên cầm đầu là những người từng tham gia chế độ cũ và có cả những người đã từng tham gia lực lượng dân quân xã nhưng vi phạm kỷ luật, không hoàn thành nhiệm vụ bị chính quyền cho thôi việc. Bọn chúng luôn chê bai nói xấu cộng đồng, tìm đủ cách chia rẽ khối đoàn kết, xúi giục một số người trong xã tỏ thái độ bất hợp tác, chống lại chính quyền, đặc biệt chúng còn có những hành vi đi ngược lại đức tin mà trước đó chúng hằng tin.  Bằng những lời dụ dỗ đường mật, chúng đã lôi kéo được một số dân ở hai làng Kon Ma Har và Kon Nak, đến tháng 6-2007 tổng số hộ bỏ đạo Công giáo theo Hà mòn ở Hà Đông lên đến 26 hộ với 107 người. Các hộ theo Hà mòn không chỉ bỏ bê sản xuất mà còn triệt tiêu cả ý thức và nhu cầu lao động sống còn của con người.

Trước tình hình đó, tháng 9-2007, cấp ủy, chính quyền, mặt trận cùng các đoàn thể xã Hà Đông đã triển khai một số công tác nhằm xua tan luồng gió độc đang gây hại trên địa bàn bằng các biện pháp: Tuyên truyền, phân tích tính dị đoan, phản khoa học của Hà mòn, đồng thời vận động nhân dân không tin, không theo loại tà đạo này, tích cực ngăn chặn, tố giác những kẻ truyền đạo trái pháp luật. Đến tháng 8-2008, xã tổ chức buổi lễ ký kết từ bỏ tà đạo Hà mòn với nội dung “ Kính Chúa yêu nước, sống tốt đời đẹp đạo” kết quả có đại diện của 26 hộ gia đình ở hai làng trước đó theo Hà mòn tự nguyện từ bỏ tà đạo trước sự chứng kiến của chính quyền, nhân dân Hà Đông và giáo phu của hai làng đã đồng ý thu nhận họ trở về với cộng đồng Công giáo.

Còn đó nọc độc

Cứ ngỡ chính quyền và dân làng giang tay đón nhận người lầm lỗi trở về và tạo điều kiện tốt nhất để họ hòa nhập cộng đồng thì môi trường Hà Đông sẽ không còn luồng gió Hà mòn độc hại. Vậy mà đến tháng 6-2009, lợi dụng sự sơ hở trong công tác quản lý đối tượng, một số tên cầm đầu tà đạo ở đây đã bỏ trốn khỏi địa phương, gồm: Or (SN 1964), Xrun (SN 1972), Dor (SN 1943), Yên (SN 1964), Loai (SN 1973) và Dyen (SN 1982). Hơn thế nữa, chúng lại móc nối, lôi kéo 26 hộ, 107 tín đồ nêu trên tái sinh hoạt tà đạo Hà mòn, tiếp tục gây chia rẽ đoàn kết cộng đồng, làm các gia đình ly tán, trẻ em bỏ học, người trong độ tuổi lao động bỏ bê sản xuất, không tham gia công việc của làng, bất hợp tác với chính quyền…

 Trung tâm xã Hà Đông. Ảnh: Thanh Phong
Trung tâm xã Hà Đông. Ảnh: Thanh Phong

Nhận thấy đây không còn đơn thuần là vấn đề tôn giáo, cấp ủy và chính quyền xã Hà Đông phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan của huyện tiến hành các biện pháp cứng rắn, đồng thời tranh thủ sự ủng hộ của linh mục giáo xứ và các giáo phu, kiên quyết xóa bỏ bằng được tà đạo này. Xã kiên trì công tác đấu tranh, vạch mặt âm mưu và thủ đoạn của những tên cầm đầu, bên cạnh đó vận động các gia đình có người theo Hà mòn kêu gọi, thuyết phục họ từ bỏ tà đạo về với cộng đồng, tạo điều kiện cho họ trở lại sinh hoạt bình thường, xây dựng kinh tế gia đình…

Đến nay đã có 13 hộ với 45 người từ bỏ tà đạo Hà mòn, thực sự trở lại hòa nhập cộng đồng. Còn lại 12 hộ ở làng Kon Ma Har và 1 hộ ở làng Kon Nak mặc dù được chính quyền và các ban ngành địa phương tuyên truyền giáo dục nhiều lần nhưng vẫn lén lút tái sinh hoạt Hà mòn và tiếp tế lương thực, thực phẩm cho các tên cầm đầu.

Trong buổi sơ kết mới đây tại Hà Đông, cấp ủy và chính quyền xã đã thẳng thắn nhìn nhận, đánh giá, rút ra những bài học kinh nghiệm trong công tác vận động quần chúng và chuẩn bị những nội dung triển khai trong thời gian tới nhằm xóa bỏ tà đạo, bởi dưới những mái nhà sàn lâu đời ở xứ đạo Hà Đông, gió độc Hà mòn vẫn còn ẩn nấp đâu đó đợi dịp lan tỏa.

Thanh Phong
 

Có thể bạn quan tâm

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 8: Đồi A1 - bùn, máu và hoa

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 8: Đồi A1 - bùn, máu và hoa

Ngọn đồi A1 giờ đã ngủ yên dưới tán lá xanh ngát của những cây nhãn, vải, tếch, phượng đỏ, tùng, thông, đa, tre… và điểm xuyết thêm màu trắng tinh khôi của hoa ban. Du khách đến đây, ai cũng dừng lại hồi lâu trước dòng chữ “A1: bùn - máu và hoa” được đặt trang trọng trên đỉnh đồi.
Một lần 'chạm' Angkor Bài 3: Choáng ngợp Angkor (*)

Một lần 'chạm' Angkor Bài 3: Choáng ngợp Angkor (*)

Quần thể kiến trúc Angkor có đến 108 đền tháp nằm rải rác trong Công viên khảo cổ Angkor rộng lớn ở Siem Reap. Trong chuyến đi ngắn ngủi này, chúng tôi chỉ có thể “cưỡi ngựa xem hoa” Angkor Wat, Angkor Thom và đền Ta Prohm. Nhưng cái nhìn thoáng qua ấy cũng đủ làm chúng tôi choáng ngợp và sững sờ…
Nhớ một “công việc quan trọng” thời kháng chiến

Nhớ một “công việc quan trọng” thời kháng chiến

(GLO)- Thượng tuần tháng 3 vừa qua, trong lần về thị xã An Khê gặp chị Văn Thị Ngọc-người đảng viên hoạt động trong lòng địch, nghe chị kể chuyện những lần chị bí mật rải truyền đơn, dán áp phích có nội dung chống chế độ Mỹ-ngụy trong thị trấn An Khê ngày trước, bao ký ức lại ùa về trong tôi.
Sống cả phần đồng đội đã hy sinh

Sống cả phần đồng đội đã hy sinh

Trở về thời bình sau cuộc chiến, như nhiều cựu chiến binh khác, ông Lê Trường Giang (Trưởng ban Liên lạc truyền thống Trung đoàn 16, Ủy viên Ban chấp hành Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Thành phố Hồ Chí Minh) bắt tay chăm lo kinh tế.