Giảm lòng tin, thêm căng thẳng và nguy cơ xung đột

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi đã kết thúc chuyến thăm Đài Loan nhưng cả thế giới sẽ còn tiếp tục theo dõi, quan ngại tình hình xung quanh hòn đảo này. Những động thái của Trung Quốc khiến không chỉ Mỹ, Đài Loan, Nhật bản, Philippines mà nhiều nước trong khu vực, đồng minh của nhau cũng phải dè chừng.

Chiến đấu cơ Trung Quốc trong một lần tập trận gần đây. Ảnh: AP
Chiến đấu cơ Trung Quốc trong một lần tập trận gần đây. Ảnh: AP

Lên tiếng không ủng hộ chuyến thăm Đài Loan của bà Pelosi ngay từ đầu, Trung Quốc nói quan hệ giữa đại lục với đảo Đài Loan của nước này là vấn đề nội bộ, và họ có quyền đưa hòn đảo vào tầm kiểm soát của mình. Nhưng bất chấp, đêm ngày 2 rạng ngày 3-8, chuyên cơ chở Chủ tịch hạ viện Mỹ đã hạ cánh xuống Đài Bắc. Nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn trao cho nhân vật quyền lực chính trị số 3 của Mỹ Huân chương Khanh Vân đặc biệt.

Ngay khi bà Pelosi quyết định thăm Đài Loan và đặt chân tới nước này, dư luận thế giới đã có nhiều ý kiến khác nhau. Phép thử phản ứng như thế nào cho cả 2 bên Mỹ và Trung Quốc là điều thế giới chú ý đầu tiên. Nhiều ý kiến lo ngại chuyến đi của bà Pelosi “lành ít dữ nhiều”, Trung Quốc thiếu kiềm chế thì tình hình chưa biết sẽ đi đến đâu.

Một giáo sư về quan hệ quốc tế và nghiên cứu chiến lược tại Đại học Tamkang ở Đài Bắc, cho rằng chuyến thăm của một nhân vật cấp cao như bà Pelosi sẽ làm tăng vị thế quốc tế của Đài Loan (Trung Quốc) và củng cố quan hệ với Mỹ, nhưng cũng làm gia tăng rủi ro an ninh và Đài Loan là bên hứng chịu hậu quả.

Nhiều hãng truyền thông quốc tế có những bình luận khác nhau, cho rằng quyết định của bà Pelosi không mang lại lợi ích rõ nét nào cho Mỹ, cũng không gây ảnh hưởng nghiêm trọng gì với Trung Quốc, nhưng thương tổn trong quan hệ hai nước đã thấy rõ, trực tiếp gây căng thẳng với Đài Loan và khu vực.

Không chỉ phản đối bà Pelosi thăm Đài Loan, nơi Trung Quốc cho là một phần lãnh thổ chưa thống nhất của mình, từ ngày 7-8 Bắc Kinh đã cắt đứt liên lạc giữa quân đội Trung Quốc và Lầu Năm Góc. Trước đó, Trung Quốc tổ chức tập trận hùng hậu, quy mô quanh Đài Loan, cấm các hãng bay, máy bay bay qua khu vực này. Trung Quốc cũng ra sách trắng “Vấn đề Đài Loan và sự thống nhất của Trung Quốc trong kỷ nguyên mới”, truyền đi thông điệp, không loại trừ dùng vũ lực để thống nhất đảo này vào lãnh thổ Trung Quốc.

Không chỉ vậy, với Đài Loan, ngoài phản đối và cảnh báo trách nhiệm gánh chịu hậu quả, Trung Quốc đã đặt một loạt trừng phạt. Trong đó có việc cấm cửa 35 hãng thực phẩm Đài Loan. Bên cạnh đó đe dọa toàn cầu có thể đối mặt với nguy cơ khủng hoảng bởi Trung Quốc có thể làm gián đoạn chuỗi cung ứng bất cứ lúc nào khi họ bao vây Đài Loan (Trung Quốc)- nhà sản xuất chip hàng đầu thế giới…

Về kế hoạch tập trận của Trung Quốc quanh Đài Loan, sau 4 ngày ( kể từ ngày 5/8) bắn đạn thật quanh 6 khu vực, Trung Quốc cho biết sẽ tiếp tục triển khai kế hoạch nhằm mục tiêu tấn công trên biển và chống tàu ngầm. Theo các nhà phân tích Trung Quốc, các khu vực tập trận cho thấy cách họ phong tỏa các cảng của Đài Loan, tấn công các căn cứ quân sự và cắt đứt quyền tiếp cận của lực lượng bền ngoài. Một giáo sư Trung Quốc cho rằng cách bố trí “như một sợi dây thòng lọng với thút nắt thòng lọng ở hướng Tây Nam”. Các khu vực đó không chỉ chia cắt Đài Loan mà còn phong tỏa thành công đảo này khỏi Okinawa- Nhật, nơi Mỹ đặt căn cứ quân sự. Trong khi đó ở phía Nam, Trung Quốc có thể kiểm soát con đường duy nhất ra biển Đông- eo biển Ba Sỹ. Còn ở phía Đông, hỏa lực của Trung Quốc có thể buộc các tàu chiến nước ngoài quay lui khi tiếp cận vùng biển Đài Loan.

Carl Schurter- cựu giám đốc Trung tâm tình báo Bộ tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ cho rằng, phong tỏa 6 khu vực khiến bất kỳ sự thu hồi, tiếp quản Đài Loan đều trong thế bị cô lập. Cuộc tập trận cho thấy Bắc Kinh muốn cô lập Đài Loan và sử dụng không kích, tấn công tên lửa nhằm phá hủy ý chí chính trị của Đài Bắc. Mục tiêu là đe dọa thông qua yếu tố sức mạnh. Còn một cuộc tấn công tốn kém là biện pháp cuối cùng.

Các cuộc tập trận quanh Đài Loan của Trung Quốc đồng thời diễn ra với đợt diễn tập của Quân đội Nhân dân Trung hoa, chuyến thăm của bà Pelosi. Tuy nhiên dù trước đây định kỳ tổ chức tập trận gần Đài Loan, nhưng chưa bao giờ Trung Quốc tập trận bao vây và phong toả hòn đảo. Trung Quốc còn phát đi thông điệp có thể tổ chức thêm các cuộc tập trận ở phía Bắc đảo Đài Loan, nơi tiếp giáp với Nhật. Và các cuộc tập trận mới cũng có thể diễn ra ở Biển Đông, nơi các đảo, bãi đá tranh chấp đã được Bắc Kinh xây dựng cơ sở hạ tầng và quân sự hóa.

Sau hơn 1 tuần tập trận, Trung Quốc cho biết vẫn sẽ tiến hành các cuộc tuần tra, huấn luyện quân sự và duy trì tình trạng sẵn sàng chiến đấu.


 

THẤT SƠN (tổng hợp)

Có thể bạn quan tâm

Hòa bình

Hòa bình

(GLO)- Tôi luôn muốn thốt lên câu ấy vì hòa bình là khát vọng muôn thuở, khát vọng ngàn đời của con người. Nó là mục tiêu, là ý chí, là giá trị vĩnh hằng mà con người hướng tới, mơ tới, nghĩ về và luôn luôn muốn nó là hiện thực.

Thành quả lịch sử

Thành quả lịch sử

Trước năm 1975 đúng 200 năm, vào năm 1775, sử gia Ngô Thì Sĩ (1726-1780) hoàn thành tác phẩm Việt Sử Tiêu Án, viết về lịch sử nước nhà từ thời thượng cổ Hồng Bàng đến giai đoạn Lê Lợi chiến thắng quân Minh.
Giữ hòa bình trường tồn

Giữ hòa bình trường tồn

Ngày chị Đặng Thùy Trâm còn dốc lòng cứu chữa thương binh, bệnh binh, người dân Phổ Cường (Đức Phổ, Quảng Ngãi) bị đau ốm, chị đã âm thầm viết hai quyển nhật ký. 35 năm sau khi chị Trâm hy sinh, hai quyển sổ ghi nhật ký của chị từ đất Mỹ đã trở về với đất Việt và người Việt.
Nhân lên niềm vui chiến thắng

Nhân lên niềm vui chiến thắng

(GLO)- Sau 49 năm giải phóng, Gia Lai đã vươn lên trở thành trung tâm của khu vực Bắc Tây Nguyên và vùng động lực của Tam giác phát triển Việt Nam-Lào-Campuchia. Tinh thần Chiến thắng 30-4 đã được kế thừa, phát huy và nhân lên bằng những việc làm cụ thể, thiết thực.

Nâng chất lao động ngành du lịch

Nâng chất lao động ngành du lịch

Người lao động làm trong ngành du lịch đến từ Philippines, Thái Lan, Indonesia, Singapore có mặt ở các khách sạn 4-5 sao tại Việt Nam đang khá nhiều. Điều này cho thấy, lao động ngành du lịch đang bị cạnh tranh việc làm ngay trên sân nhà.
Sao mãi để trẻ bị bạo hành?

Sao mãi để trẻ bị bạo hành?

Lại một vụ trẻ mầm non bị bạo hành, lại từ một lớp mầm non tư thục nhỏ lẻ; lại các cơ quan, ban ngành vào cuộc yêu cầu đình chỉ, xử lý nghiêm… Thế nhưng cái gốc để không tái diễn tình trạng này thì nói bao nhiêu năm vẫn vậy.
Làm sạch, đẹp không gian du lịch

Làm sạch, đẹp không gian du lịch

Tình trạng ô nhiễm rác thải do thiếu ý thức sẽ tái diễn, không gian du lịch bị vấy bẩn bởi rác trên đường và "rác trong ý thức", làm ảnh hưởng ngành du lịch Việt Nam, đến hình ảnh đất nước, con người Việt Nam