Tin giả, hậu quả thật

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ngày 9-8, Sở TT-TT TPHCM đã có quyết định xử phạt 2 tài khoản facebook chia sẻ thông tin về “bác sĩ Trần Khoa rút ống thở của cha mẹ cứu sản phụ”. Đây không phải lần đầu tiên tin giả, tin độc xuất hiện nhưng đã gây phẫn nộ trong dư luận.

Khi câu chuyện được chia sẻ chóng mặt trên mạng xã hội, bác sĩ (BS) Võ Phạm Trọng Nhân, Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu (Bến Tre) đã đi ngược dòng và chỉ ra hàng loạt vi phạm nghề nghiệp của vị “bác sĩ Trần Khoa”.

Theo BS Võ Phạm Trọng Nhân, ngành y có 1 quy ước, BS không trực tiếp phẫu thuật hay điều trị cho người thân vì tình cảm sẽ ảnh hưởng đến chuyên môn. Thứ 2, người BS phải dùng tất cả kiến thức, khả năng của mình cứu chữa bệnh nhân đến phút cuối cùng. Đó là quy định, bổn phận và đạo lý của thầy thuốc. Khác với một số nước, ở những phút cuối cùng, người nhà có quyền rút ống thở, chấm dứt đau đớn, hoặc có quy định về “cái chết nhân đạo”.

Những khái niệm trên hoàn toàn không được chấp nhận tại Việt Nam. Cuối cùng,“Trần Khoa là BS lão khoa, tại sao phẫu thuật cho sản phụ?”, BS Nhân đặt nghi vấn.

Sau 1 đêm, chuyện bi thương về vị BS hy sinh cha mẹ để cứu người, được vạch trần. Không có sự nhân đạo nào được tạo nên bởi hành vi vô nhân đạo. BS Võ Phạm Trọng Nhân bức xúc: “Nó vẽ ra một bức tranh thê lương rằng, y tế Việt Nam đang thiếu thốn cùng cực, đến mức BS phải rút ống thở của chính cha mẹ mình khi họ chưa chết. Trời ơi, phi lý quá!”

Sở Y tế, Công an TPHCM nhanh chóng vào cuộc và khẳng định nội dung trên là hư cấu, kịp thời ngăn chặn kẻ xấu lợi dụng gây hậu quả nghiêm trọng. Ngành y khẳng định, nhân viên y tế và người thân không được rút ống thở của bệnh nhân với bất kỳ lý do gì. Tất cả phải theo y lệnh, thậm chí, phải lập hội đồng chuyên môn.

Tin giả xuất hiện khi toàn bộ hệ thống chính trị đang quyết liệt chống dịch. Hàng chục ngàn nhân viên y tế đang xông pha khắp các mặt trận. Họ đặt gia đình, con cái ở phía sau. Sự hy sinh đó, đâu cần phải tô vẽ thêm, không có sự trân trọng nào xây đắp từ giá trị ảo.

Tháng 7-2021, Sở TT-TT TPHCM đã xử phạt hơn 230 triệu đồng đối với các cá nhân, tổ chức vi phạm về cung cấp thông tin sai sự thật, gây hoang mang dư luận hoặc gây hậu quả nghiêm trọng. Tin giả, tin độc, tin rác sẽ còn tồn tại nếu người dùng mạng xã hội còn thiếu tỉnh táo và chưa đặt trách nhiệm vào từng nút like (thích) hay chia sẻ.

 

Theo MINH KHUÊ (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Chọn chất thay vì lượng

Chọn chất thay vì lượng

Cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học ra đời với xuất phát điểm là tạo một sân chơi dành cho những học sinh có đam mê và khả năng nghiên cứu từ sớm. Nhưng lâu nay, các cuộc thi này khiến dư luận muộn phiền vì không biết sản phẩm nghiên cứu có thực sự là của học trò.
'Lên dây cót' cho điện

'Lên dây cót' cho điện

"Không để thiếu điện cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng trong bất cứ hoàn cảnh, trường hợp nào, nhất là vì lý do chủ quan từ công tác điều hành", đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong cuộc họp cuối tuần qua.
Cần lắm mảng xanh đô thị

Cần lắm mảng xanh đô thị

Cách đây chưa lâu, một chủ thầu xây dựng ở Singapore bị tòa án nước này phạt 25.000 USD vì đã chặt hạ một cây xanh cao 20 m. Một công dân khác chặt 1 cây xoài và 2 cây chôm chôm trong vườn nhà mình cũng bị phạt tổng cộng 6.000 USD.
Quán nướng vỉa hè: Nhỏ mà không nhỏ!

Quán nướng vỉa hè: Nhỏ mà không nhỏ!

Văn minh đô thị là gì, bắt đầu từ đâu? Không cần phải có cái nhìn quá vĩ mô, những lời hô hào, kêu gọi "đao to búa lớn". Hãy bắt đầu xử lý ngay từ những việc tưởng nhỏ bé nhưng diễn ra mỗi ngày, làm nhức mắt, khó chịu bao người.
Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).