Thà làm nổi con vít hay thà đóng một con tàu?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

"Có lãnh đạo doanh nghiệp lớn nước ngoài nói ngành cơ khí Việt Nam không làm nổi cái ốc vít, tôi bảo nói thế không được, chúng tôi thà đi đóng một con tàu còn hơn làm ốc vít”.

 

Sản phẩm Camera AI View
Sản phẩm Camera AI View "Make in Vietnam" đang được lắp đặt tại trụ sở của Qualcomm ở San Diego (California, Mỹ) mới đây. Ảnh: Thu Hằng


Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam Đào Phan Long đã nói đại ý như vậy hồi năm ngoái.

Đến hôm qua, chủ đề này trở lại trong một hội thảo của Bộ Công Thương, nhưng lần này, với một sự tự tin rất khác:

“Câu nói Việt Nam không thể sản xuất nổi con ốc vít đã không còn chính xác. Thực tế các DN công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam đã làm được rất nhiều” - khẳng định của ông Phạm Hoàng Hải, Giám đốc Công ty TNHH Kỹ thuật Nam Hải.

Đúng là đang có một làn sóng dịch chuyển đầu tư nước ngoài hướng tới Việt Nam như một điểm đến. Mới nhất, là Foxconn, đối tác của gã công nghệ khổng lồ Apple với việc đặt nhà máy sản xuất iPad, máy tính ở Việt Nam.

Và trong nhiều lý do chọn Việt Nam thì có một lý do quan trọng, nói như Michael Kokalari, Kinh tế trưởng Quỹ đầu tư VinaCapital: “Họ nhìn thấy trình độ sản xuất ngày càng tiến bộ của các công ty Việt”.

Trở lại với phát ngôn “thà đóng một con tàu còn hơn làm ốc vít”. Câu chuyện, thật ra - không đơn giản là một lựa chọn “thà thế này, thà thế khác”.

Tuy nhiên câu chuyện này cần một góc nhìn rộng hơn.

Bởi con vít làm ra nổi, nhưng lại đòi hỏi phải có “một thị trường đủ lớn” thì lại rơi vào cái vòng luẩn quẩn con gà/quả trứng.

Và nếu con vít, hay thậm chí con tàu đó làm quá đắt, đến không thể bán cho ai... thì xét về góc độ kinh tế lại không phải là cách làm khôn ngoan.

Câu chuyện chính xác phải là một ngành công nghiệp đủ quy mô, đủ toàn diện, và tất nhiên, có đủ sự hỗ trợ từ phía nhà nước, để tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh.

Chẳng hạn, nói như Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Việt Nam trở thành nước thứ năm trên thế giới làm chủ công nghệ 5G, sản xuất được thiết bị hạ tầng 5G và sản xuất được điện thoại 5G. Cho dù, rất ít người, kể cả trong và nước ngoài tin rằng VN có thể làm được việc này.

Và Bộ trưởng nói “Make in Vietnam” phải là một khẩu hiệu hành động; là thúc giục tinh thần thiết kế tại Việt Nam, sáng tạo tại Việt Nam, làm ra tại Việt Nam. Thay vì làm gia công, lắp ráp thì chúng ta hãy làm sản phẩm.

Từ sự tự ái của các DN 7 năm trước đến tự tin hôm qua là một quãng đường, một thái độ... rất cần có để xoá bỏ lời nguyền “con ốc vít”, xoá bỏ định kiến “không làm nổi”.

Và người có trọng trách xoá bỏ phải chính là doanh nghiệp với những việc làm và phát ngôn không kèm theo chữ “nếu”.

 

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/tha-lam-noi-con-vit-hay-tha-dong-mot-con-tau-873638.ldo

Theo ANH ĐÀO (LĐO)
 

Có thể bạn quan tâm

Chọn chất thay vì lượng

Chọn chất thay vì lượng

Cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học ra đời với xuất phát điểm là tạo một sân chơi dành cho những học sinh có đam mê và khả năng nghiên cứu từ sớm. Nhưng lâu nay, các cuộc thi này khiến dư luận muộn phiền vì không biết sản phẩm nghiên cứu có thực sự là của học trò.
'Lên dây cót' cho điện

'Lên dây cót' cho điện

"Không để thiếu điện cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng trong bất cứ hoàn cảnh, trường hợp nào, nhất là vì lý do chủ quan từ công tác điều hành", đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong cuộc họp cuối tuần qua.
Quán nướng vỉa hè: Nhỏ mà không nhỏ!

Quán nướng vỉa hè: Nhỏ mà không nhỏ!

Văn minh đô thị là gì, bắt đầu từ đâu? Không cần phải có cái nhìn quá vĩ mô, những lời hô hào, kêu gọi "đao to búa lớn". Hãy bắt đầu xử lý ngay từ những việc tưởng nhỏ bé nhưng diễn ra mỗi ngày, làm nhức mắt, khó chịu bao người.
Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).