Sản xuất tiến sĩ dỏm nhiều như "lò ấp" trứng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Thanh tra Chính phủ công bố quyết định thanh tra tại Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, trong đó có việc đào tạo và cấp bằng thạc sĩ, tiến sĩ. Thời kỳ thanh tra từ năm 2015 đến tháng 12/2019; khi cần thiết có thể xem xét trước hoặc sau thời kỳ trên.

 


Tin này là sét đánh ngang tai đối với những "lò ấp" tiến sĩ đã được báo chí nói đến nhiều, nhưng là tin mừng cho những người có mối quan tâm đến nền học thuật chân chính của nước nhà.

Vì sao gọi là "lò ấp", vì tiến sĩ "nở" ra ở viện này nhiều được ví von như người ta ấp trứng gà. Từ ngày 1.1.2015 đến 31.12.2015, chỉ riêng Học Viện Khoa học Xã hội đã cho “ra lò” 165 tiến sĩ. Nếu chỉ tính ngày làm việc, năng suất năm 2015 là 01 ngày 03 giờ 55 phút cho ra lò 1 tiến sĩ.

Trong 2 năm 2015 và 2016 cho xuất lò 700 tiến sĩ và 2.811 thạc sĩ. Đã có những đề tài tiến sĩ, thạc sĩ, cho dù nghĩ mãi cũng không biết dùng vào việc gì, mang lại lợi ích gì cho nền khoa học nước nhà.

Có giáo sư hướng dẫn tới 12 nghiên cứu sinh, chưa kể tiến sĩ kinh tế lại hướng dẫn nghiên cứu sinh ngành quản lý giáo dục. Ngành quản lý giáo dục được nhiều người "thích", lao vào lấy bằng thạc sĩ, mục đích là để dán cái "mác" thạc sĩ, tiến sĩ, còn chẳng biết để dùng vào việc gì.

Cái lò ấp tiến sĩ, thạc sĩ làm ăn phát đạt là vì nó có thị trường, đề án đào tạo 9.000 tiến sĩ với kinh phí 12.000 tỉ từng làm "nức lòng" các lò ấp. Tha hồ mà hốt bạc vì nhu cầu tiến sĩ để "trang trí" vẫn được nhiều nơi ưa thích.

Đất nước cần công trình khoa học có giá trị ứng dụng, không cần những loại tiến sĩ hữu danh vô thực này. Nhưng đáng tiếc là bệnh sính bằng cấp, lấy học hàm học vị làm lọng che thân vẫn còn tồn tại trong xã hội ngày nay.

Thanh tra Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, truy cho ra tất cả các loại bằng cấp tiến sĩ, thạc sĩ "giấy", những nhà khoa học đi ra từ "lò ấp". Xin nói thẳng rằng, tệ nạn mua bán bằng cấp, tiến sĩ dỏm này là có thật, vấn đề là có công tâm để làm cho rõ hay không mà thôi.

Phải lôi tất cả các loại bằng tiến sĩ dỏm ra ánh sáng, phải lôi những nhóm lợi ích mua bán bằng cấp ra tòa. Đừng quên rằng, sử dụng quyền lực khoa học thông qua trường, viện để làm tiền trên các loại bằng cấp cũng là một hình thức tham nhũng. Những ai sử dụng bằng cấp "lò ấp", có chứng cứ sai phạm, phải bị kỉ luật, có căn cứ thì xử lý hình sự.

Để làm sạch đất nước thì một trong những việc đầu tiên là làm sạch chuyện mua bán bằng cấp.

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/san-xuat-tien-si-dom-nhieu-nhu-lo-ap-trung-825834.ldo
 

Theo Lê Thanh Phong (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Chọn chất thay vì lượng

Chọn chất thay vì lượng

Cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học ra đời với xuất phát điểm là tạo một sân chơi dành cho những học sinh có đam mê và khả năng nghiên cứu từ sớm. Nhưng lâu nay, các cuộc thi này khiến dư luận muộn phiền vì không biết sản phẩm nghiên cứu có thực sự là của học trò.
'Lên dây cót' cho điện

'Lên dây cót' cho điện

"Không để thiếu điện cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng trong bất cứ hoàn cảnh, trường hợp nào, nhất là vì lý do chủ quan từ công tác điều hành", đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong cuộc họp cuối tuần qua.
Quán nướng vỉa hè: Nhỏ mà không nhỏ!

Quán nướng vỉa hè: Nhỏ mà không nhỏ!

Văn minh đô thị là gì, bắt đầu từ đâu? Không cần phải có cái nhìn quá vĩ mô, những lời hô hào, kêu gọi "đao to búa lớn". Hãy bắt đầu xử lý ngay từ những việc tưởng nhỏ bé nhưng diễn ra mỗi ngày, làm nhức mắt, khó chịu bao người.
Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).