Thôi giật mình với dịch bệnh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Sau gần nửa năm vất vả vì COVID-19, rồi lo lắng trước 'làn sóng dịch thứ 2', những ngày tháng 6 này dịch bạch hầu 'bỗng dưng' quay lại khiến nhiều người giật mình.
Nay thêm dịch sốt xuất huyết gia tăng ở phía Nam, tại phía Bắc là nỗi lo viêm não Nhật Bản...
Điều đáng nói là có những dịch bệnh như bạch hầu đã có vắcxin và đã được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, nếu làm tốt, bệnh này không còn đe dọa cộng đồng. 
Từ hàng chục năm nay, vắcxin có thành phần ngừa bạch hầu đã được tiêm miễn phí (4 mũi tiêm) cho trẻ dưới 2 tuổi. 
Ở 30 tỉnh thành có nguy cơ cao, Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia đã mở chiến dịch tiêm miễn phí mũi nhắc lại cho trẻ 7 tuổi. 
Năm 2021, trẻ 7 tuổi toàn quốc sẽ được tiêm mũi vắcxin này. Vậy mà, giờ đây bệnh quay lại, thậm chí đã có 2 ca tử vong. Trong đó, ca bệnh bạch hầu tử vong tại Đắk Nông rơi vào trường hợp mới tiêm 1 mũi vắcxin, thiếu 3 mũi.
Đành rằng thế giới chưa quốc gia nào công bố thanh toán được bệnh bạch hầu. Tại Việt Nam, mỗi năm vẫn có khoảng 20 ca bệnh bạch hầu ở những vùng chưa tiêm đủ mũi. Nhưng chúng ta có thể làm khác đi không? 
Làm khác để đạt được hai mục tiêu, tiến đến thanh toán bệnh bạch hầu, và quan trọng là không còn phải giật mình trước những loại bệnh truyền nhiễm bỗng dưng quay lại!
Gần đây, khi bệnh bạch hầu quay lại, nhu cầu tiêm chủng vắcxin có thành phần ngừa bạch hầu trong tháng 6 vừa qua đã tăng gấp đôi so với tháng trước đó tại một số địa phương. 
Vì sao bệnh truyền nhiễm quay lại mới vội đi tiêm phòng? Đó không phải là cách phòng bệnh hữu hiệu cho bản thân và cộng đồng.
Nếu các cháu dưới 2 tuổi được tiêm đầy đủ 4 mũi cơ bản, trên 90% sẽ được bảo vệ. Nhưng chỉ một vài sơ sẩy, lưới bảo vệ sức khỏe con người vẫn bị... thủng! 
Như năm 2018 khi thực hiện chuyển đổi vắcxin và tháng 4-2020 do giãn cách xã hội, tỉ lệ tiêm chủng đã xuống thấp hơn yêu cầu, dẫn đến nguy cơ dịch bệnh quay lại.
Hằng năm, ngân sách nhà nước và từ hỗ trợ của quốc tế đã dành hàng trăm tỉ đồng để tiêm trên 25 - 30 triệu mũi tiêm/năm ngừa 11 bệnh trong Chương trình tiêm chủng mở rộng, chưa kể "vắcxin dịch vụ". 
Khoản kinh phí khổng lồ ấy vẫn chưa đủ tạo ra tấm lưới chắn an toàn cho cộng đồng trước một số bệnh truyền nhiễm. Không phải vì không đủ kinh phí, mà là do tiêm chủng chưa đều khắp. Chỉ một mắt xích bị gián đoạn, một số người lơ là tiêm chủng, dịch bệnh vẫn quay lại đe dọa cộng đồng.
Con người đang phải đối phó với nhiều dịch bệnh. Phải tận dụng thành tựu khoa học, đó là vắcxin cũng như các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh đã được phổ cập, tuyên truyền rộng khắp (như với sốt xuất huyết...) để bảo vệ bản thân và cộng đồng. Không thể để mất bò mới lo làm chuồng.
Theo LAN ANH (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Chọn chất thay vì lượng

Chọn chất thay vì lượng

Cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học ra đời với xuất phát điểm là tạo một sân chơi dành cho những học sinh có đam mê và khả năng nghiên cứu từ sớm. Nhưng lâu nay, các cuộc thi này khiến dư luận muộn phiền vì không biết sản phẩm nghiên cứu có thực sự là của học trò.
'Lên dây cót' cho điện

'Lên dây cót' cho điện

"Không để thiếu điện cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng trong bất cứ hoàn cảnh, trường hợp nào, nhất là vì lý do chủ quan từ công tác điều hành", đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong cuộc họp cuối tuần qua.
Quán nướng vỉa hè: Nhỏ mà không nhỏ!

Quán nướng vỉa hè: Nhỏ mà không nhỏ!

Văn minh đô thị là gì, bắt đầu từ đâu? Không cần phải có cái nhìn quá vĩ mô, những lời hô hào, kêu gọi "đao to búa lớn". Hãy bắt đầu xử lý ngay từ những việc tưởng nhỏ bé nhưng diễn ra mỗi ngày, làm nhức mắt, khó chịu bao người.
Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).