Sao không xây luôn tượng đài... Chúa Chổm!

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Một gia cảnh ở huyện 30a Phước Sơn, địa phương bỏ 14 tỉ xây tượng đài "vì nguyện vọng của dân". Ảnh Thanh Chung/LĐO
Huyện Phước Sơn, diện 30A xây tượng đài vì là theo nguyện vọng của người dân. Huyện Y, nợ đến 50 tỉ, vẫn muốn xây tượng đài 20 tỉ. Thật ra, nếu cần có một pho tượng thì họ đã có rồi đấy thôi: Tượng Chúa Chổm.
Chuyện tượng đài ở huyện 30A Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam có diễn biến mới. Đó là động cơ xây dựng dự án 14 tỉ này là vì “nguyện vọng của dân”- lời một quan chức cơ quan hội đồng nhân dân (HĐND).
Không, không có một cuộc khảo sát lấy ý kiến nguyện vọng người dân nào đâu. Nguyện vọng của dân đơn giản là vì “HDND đã đồng ý xây dựng, tu bổ với kinh phí 14 tỉ”.
Cái lý luận có vẻ như dựa trên lý thuyết hội đồng là cơ quan đại diện của dân.
Ở Yên Định, xứ Thanh, chuyện không tin nổi là UBND huyện muốn dựng một tượng đài Bà Triệu với chiều cao từ 12 đến 18 mét trị giá 20 tỉ.
Không tin nổi là vì tượng đài 20 tỉ ấy được đề xuất trong khi từ cơ quan huyện ủy đến Ủy ban nhân dân (UBND) đang nợ dân như Chúa Chổm.
Huyện ủy nợ 29 tỉ, UBND huyện nợ 23 tỉ. Đây là những món nợ mà các vị lãnh đạo vay của dân để chi tiêu tiếp khách, ăn uống...
Bây giờ, cứ mỗi dịp Tết là một dịp huyện lại khất nợ. Bây giờ, việc trả nợ đang bế tắc vì huyện không biết lấy tiền đâu để trả trong khi các vị lãnh đạo thì đã về nghỉ theo chế độ.
Tại sao đang nợ ngập ngụa tới 50 tỉ mà vẫn muốn tượng đài 20 tỉ? Câu trả lời của lãnh đạo huyện rằng vì đó là dự án, là “kế hoạch cho nhiệm kỳ sau”.
Bán đất để có tiền làm dự án công viên. Rồi làm dự án 20 tỉ dù đang nợ 50 tỉ với lý do là “kế hoạch cho nhiệm kỳ sau”. Phải nói là tượng đài đang được rất nhiều địa phương làm theo kiểu bất chấp mà thực chất chỉ là câu chuyện tiêu tiền.
Tiêu tiền, cả khi là một huyện nghèo 30A vẫn đang xin nhận tiền Chính phủ, kể cả khi là một ông Chúa Chổm với những món nợ khổng lồ không có cách gì, không biết đến bao giờ mới trả nổi.
Nếu có một điểm nhấn thì những tượng đài kiểu này chỉ có một điểm nhấn là sự vô cảm với đói nghèo, vô cảm với thực tế.
Nào, hãy cùng thử đọc lại sự thật này: Nợ 50 tỉ. Xây tượng 20 tỉ. Lý do: Là kế hoạch cho nhiệm kỳ sau.
Thật ra, đối với dân, đang tồn tại một tượng đài rồi đấy thôi: Tượng đài một Chúa Chổm- phá gia chi tử.
ANH ĐÀO (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Giữ hòa bình trường tồn

Giữ hòa bình trường tồn

Ngày chị Đặng Thùy Trâm còn dốc lòng cứu chữa thương binh, bệnh binh, người dân Phổ Cường (Đức Phổ, Quảng Ngãi) bị đau ốm, chị đã âm thầm viết hai quyển nhật ký. 35 năm sau khi chị Trâm hy sinh, hai quyển sổ ghi nhật ký của chị từ đất Mỹ đã trở về với đất Việt và người Việt.
Nhân lên niềm vui chiến thắng

Nhân lên niềm vui chiến thắng

(GLO)- Sau 49 năm giải phóng, Gia Lai đã vươn lên trở thành trung tâm của khu vực Bắc Tây Nguyên và vùng động lực của Tam giác phát triển Việt Nam-Lào-Campuchia. Tinh thần Chiến thắng 30-4 đã được kế thừa, phát huy và nhân lên bằng những việc làm cụ thể, thiết thực.

Nâng chất lao động ngành du lịch

Nâng chất lao động ngành du lịch

Người lao động làm trong ngành du lịch đến từ Philippines, Thái Lan, Indonesia, Singapore có mặt ở các khách sạn 4-5 sao tại Việt Nam đang khá nhiều. Điều này cho thấy, lao động ngành du lịch đang bị cạnh tranh việc làm ngay trên sân nhà.
Sao mãi để trẻ bị bạo hành?

Sao mãi để trẻ bị bạo hành?

Lại một vụ trẻ mầm non bị bạo hành, lại từ một lớp mầm non tư thục nhỏ lẻ; lại các cơ quan, ban ngành vào cuộc yêu cầu đình chỉ, xử lý nghiêm… Thế nhưng cái gốc để không tái diễn tình trạng này thì nói bao nhiêu năm vẫn vậy.
Làm sạch, đẹp không gian du lịch

Làm sạch, đẹp không gian du lịch

Tình trạng ô nhiễm rác thải do thiếu ý thức sẽ tái diễn, không gian du lịch bị vấy bẩn bởi rác trên đường và "rác trong ý thức", làm ảnh hưởng ngành du lịch Việt Nam, đến hình ảnh đất nước, con người Việt Nam
Chọn chất thay vì lượng

Chọn chất thay vì lượng

Cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học ra đời với xuất phát điểm là tạo một sân chơi dành cho những học sinh có đam mê và khả năng nghiên cứu từ sớm. Nhưng lâu nay, các cuộc thi này khiến dư luận muộn phiền vì không biết sản phẩm nghiên cứu có thực sự là của học trò.