Ly càphê, cốc bia, tập trung khấn vái- phải trả giá sinh mạng cộng đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Đến giờ này mà vẫn còn nhiều người tập trung càphê, bia rượu. Còn có những người tập trung ở nơi thờ tự, đền miếu khấn vái thánh thần. Họ bất chấp cảnh báo của chính quyền, xem thường mạng sống của cộng đồng và của chính họ.

 



"Nếu vẫn còn tụ tập, vẫn còn uống càphê thì nguy cơ lây lan nhanh", ông Nguyễn Đức Chung - Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã cảnh báo tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch COVID-19 thành phố Hà Nội ngày 25.3.

TPHCM cũng đã có quyết định tạm dừng hoạt động các khu vui chơi, giải trí, nhà hàng, quán beer club, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống.

Nhưng vẫn còn nhiều hàng quán mở cửa, vẫn còn nhiều người tụ tập càphê, ăn nhậu. Họ xem thường các khuyến cáo về phòng dịch của Bộ Y tế, coi thường quy định của chính quyền.

Một cuộc vui đổi lại bào nhiêu nỗi buồn. Điển hình như bar Buddha. Trước đó, có ít nhất 8 trường hợp được xác định nhiễm virus gây bệnh COVID-19 gồm các bệnh nhân 91, 97, 98, 120, 124, 125,126, 127. Tính đến sáng 26.3, đã có thêm 3 trường hợp có nguy cơ cao nhiễm COVID-19 liên quan đến quán bar này.

Một người nhiễm virus SARS-CoV-2 là một kíp y - bác sĩ phải vất vả, là thêm gánh nặng cho ngành y tế, là thêm mối hiểm nguy cho cộng đồng. Nhưng có nhiều người vẫn xem thường, ham chơi, bất chấp hậu quả.

Trên thế giới, đã có nhiều y - bác sĩ tử vọng vì nhiễm virus SARS-Cov-2 trong quá trình điều trị bệnh nhân, Việt Nam đã có 2 bác sĩ bị dương tính. Cho nên, nếu ai còn vì thú vui của mình mà tụ tập càphê, bia rượu, là vô trách nhiệm, là vô tâm, chưa nói là ác tâm.

Trước dịch COVID-19 đang lan rộng, y - bác sĩ trên thế giới truyền thông điệp: "“We stay at work for you. Please stay at home for us” (tạm dịch: “Chúng tôi ở đây để bảo vệ các bạn/ các bạn ở nhà để bảo vệ chúng ta”.

Ở nhà nếu không có việc cần thiết phải ra đường là bảo vệ cho mình, cho gia đình mình, cho y bác sĩ, cho cả cộng đồng. Đó là cho "chúng ta".

Không chỉ thú vui ăn uống, vì thỏa mãn nhu cầu tâm linh, nhiều người cũng bất chấp sự lây lan dịch bệnh. Tại phủ Tây Hồ, dù các cơ quan chức năng đã dựng rào chắn nhưng nhiều người vẫn đến vái vọng ở bên ngoài.

Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Hoàng Đức Hạnh phải lên tiếng cảnh báo: "Vừa qua, có hiện tượng tập trung đông người đi lễ tại Phủ Tây Hồ, đây là việc không nên vì có nguy cơ lây nhiễm dịch. Đề nghị các địa phương cần xem xét, quản lý lại theo đúng tinh thần chỉ đạo của thành phố".

Còn nhiều điểm thờ tự, đền miếu khác, chính quyền khó có thể kiểm soát hết nếu người dân không tự giác chấp hành quy định không tập trung đông người.

Thật đáng sợ, sự mê muội, mê tín dị đoan là một loại dịch làm cho dịch COVID-19 lan nhanh hơn.

 

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/ly-caphe-coc-bia-tap-trung-khan-vai-phai-tra-gia-sinh-mang-cong-dong-793617.ldo

Theo Lê Thanh Phong (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Chọn chất thay vì lượng

Chọn chất thay vì lượng

Cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học ra đời với xuất phát điểm là tạo một sân chơi dành cho những học sinh có đam mê và khả năng nghiên cứu từ sớm. Nhưng lâu nay, các cuộc thi này khiến dư luận muộn phiền vì không biết sản phẩm nghiên cứu có thực sự là của học trò.
'Lên dây cót' cho điện

'Lên dây cót' cho điện

"Không để thiếu điện cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng trong bất cứ hoàn cảnh, trường hợp nào, nhất là vì lý do chủ quan từ công tác điều hành", đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong cuộc họp cuối tuần qua.
Quán nướng vỉa hè: Nhỏ mà không nhỏ!

Quán nướng vỉa hè: Nhỏ mà không nhỏ!

Văn minh đô thị là gì, bắt đầu từ đâu? Không cần phải có cái nhìn quá vĩ mô, những lời hô hào, kêu gọi "đao to búa lớn". Hãy bắt đầu xử lý ngay từ những việc tưởng nhỏ bé nhưng diễn ra mỗi ngày, làm nhức mắt, khó chịu bao người.
Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).