Những kỷ lục buồn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Cơ quan chức năng đang truy lùng để xử phạt một phượt thủ đi xe máy từ TP HCM đến Hà Nội trong vòng 20 giờ. Thậm chí, anh ta còn quay xe về lại TP HCM với tổng thời gian di chuyển ra - vào chỉ 54 giờ.
Hành trình của thanh niên này thu hút giới trẻ bởi sự ngông nghênh, bất chấp và thích chứng tỏ mình khi đi xe máy với tốc độ "bàn thờ" như thế. Và như chia sẻ, anh ta muốn lập kỷ lục trong giới phượt thủ - một kỷ lục bất chấp pháp luật về giao thông, bất chấp nguy hiểm cho người khác và bất chấp cả mạng sống của chính mình. Nhưng dù sao đây là câu chuyện cá nhân và hành trình tìm kỷ lục điên rồ nhằm thu hút sự chú ý của công chúng, âu cũng là một phần của tính chất tuổi trẻ.
Những kỷ lục kỳ quái ở nước ta không thiếu, thậm chí được sự cổ vũ của số đông người và cả cơ quan chức năng. Có lẽ chiếc bánh chưng là "đối tượng" nhiều nơi muốn lập kỷ lục nhất.
Đầu tiên, năm 2003, làng Ước Lễ, huyện Thanh Oai, TP Hà Nội lập kỷ lục với chiếc bánh chưng nặng 1,4 tấn. Vài năm sau, Công viên Đầm Sen (TP HCM) làm cái bánh chưng nặng gần gấp đôi nhân dịp Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2007. Những năm tiếp theo, liên tục nhiều địa phương đua nhau làm bánh chưng cạnh tranh nhau về kỷ lục. Điển hình nhất là tại Hưng Yên đã làm chiếc bánh chưng có kích thước 2,5 m x 2,5 m x 80 cm và nặng khoảng 4,3 tấn.
Bên cạnh đó, bánh giầy khổng lồ, bánh tét dài 40 m, tô hủ tiếu có đường kính 2 m, dĩa cơm sườn to như cái giường... cũng được làm tại nhiều địa phương và mục đích không gì khác hơn là gây sự chú ý của đám đông.
Nhân vụ tài xế chặn xe phản đối trạm thu phí BOT Ninh Xuân (thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa), chúng ta cũng phải giật mình nhớ ra không chừng nước ta giữ kỷ lục về các trạm BOT, với 61 trạm đang hoạt động và hàng chục trạm khác đang hoàn thành. Có thể nói, trạm BOT giăng khắp nơi, án ngữ trên những con đường huyết mạch nhất, đóng ở những cửa ngõ lưu thông hàng hóa quan trọng. Chủ trương BOT là đúng đắn nhưng sao cứ đặt trên đường độc đạo và gây bức xúc dư luận đến vậy? Nhiều trạm thu phí rất phi lý, không rõ ràng và vây kín các lối lưu thông của người dân đô thị. "Kỷ lục" này sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới và e là khó có quốc gia nào vượt qua được.
Một kỷ lục đáng buồn khác là những dự án kinh tế đội vốn "khủng" và nay đang nằm xếp xó chưa biết đến bao giờ hoạt động, điển hình là dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông. Trong khi "thuốc" trị những dự án này chưa được rõ ràng thì nhiều dự án đường sắt khác cũng đã trình đến các cơ quan chức năng với số vốn cả trăm ngàn tỉ đồng. Trong khi các địa phương đang hồ hởi với đường sắt cao tốc thì người dân lại e ngại mỗi khi nghe nhắc tới. Dự án nào cũng vài chục ngàn tỉ đồng, trong khi đời sống của người dân còn khó khăn, những nhu cầu đầu tư cấp bách khác để phát triển dân sinh như tạo việc làm, cải tiến giáo dục, nâng mức sống, cải thiện hệ thống y tế công cộng... chưa được ưu tiên đầu tư đúng tầm. 
Theo Gia Khang (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Chọn chất thay vì lượng

Chọn chất thay vì lượng

Cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học ra đời với xuất phát điểm là tạo một sân chơi dành cho những học sinh có đam mê và khả năng nghiên cứu từ sớm. Nhưng lâu nay, các cuộc thi này khiến dư luận muộn phiền vì không biết sản phẩm nghiên cứu có thực sự là của học trò.
'Lên dây cót' cho điện

'Lên dây cót' cho điện

"Không để thiếu điện cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng trong bất cứ hoàn cảnh, trường hợp nào, nhất là vì lý do chủ quan từ công tác điều hành", đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong cuộc họp cuối tuần qua.
Cần lắm mảng xanh đô thị

Cần lắm mảng xanh đô thị

Cách đây chưa lâu, một chủ thầu xây dựng ở Singapore bị tòa án nước này phạt 25.000 USD vì đã chặt hạ một cây xanh cao 20 m. Một công dân khác chặt 1 cây xoài và 2 cây chôm chôm trong vườn nhà mình cũng bị phạt tổng cộng 6.000 USD.
Quán nướng vỉa hè: Nhỏ mà không nhỏ!

Quán nướng vỉa hè: Nhỏ mà không nhỏ!

Văn minh đô thị là gì, bắt đầu từ đâu? Không cần phải có cái nhìn quá vĩ mô, những lời hô hào, kêu gọi "đao to búa lớn". Hãy bắt đầu xử lý ngay từ những việc tưởng nhỏ bé nhưng diễn ra mỗi ngày, làm nhức mắt, khó chịu bao người.
Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).