Tăng tốc thực hiện mỗi xã một sản phẩm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), các địa phương đang mời chuyên gia về tập huấn, tư vấn cho cộng đồng về ý tưởng kinh doanh và hỗ trợ phát triển sản phẩm. Đây là một trong những giải pháp quan trọng để đẩy nhanh thực hiện và nâng cao hiệu quả chương trình OCOP.
Thực hiện chương trình OCOP, thời gian qua, Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh đã mời các chuyên gia từ Trung ương về tổ chức hội thảo chuyên đề với sự tham gia của các địa phương, cơ sở sản xuất, hợp tác xã và doanh nghiệp có sản phẩm tham gia chương trình. Đến nay, 4 huyện gồm: Chư Sê, Chư Pưh, Chư Prông và Ia Grai đã thành lập Hội đồng đánh giá sản phẩm OCOP cấp huyện. Các địa phương khác đang mời chuyên gia tư vấn triển khai tập huấn về ý tưởng kinh doanh và hỗ trợ cộng đồng phát triển sản phẩm.
 Hồ tiêu Lệ Chí (huyện Đak Đoa) được lựa chọn để xây dựng thành sản phẩm OCOP. Ảnh: N.D
Hồ tiêu Lệ Chí (huyện Đak Đoa) được lựa chọn để xây dựng thành sản phẩm OCOP. Ảnh: N.D

Trên cơ sở đề án chương trình OCOP giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030, thời gian qua, các địa phương trong tỉnh đã khảo sát và lựa chọn những sản phẩm đặc trưng để nâng tầm thành sản phẩm OCOP như: khoai lang Lệ Cần và hồ tiêu sạch Lệ Chí (huyện Đak Đoa); gạo Phú Thiện (huyện Phú Thiện); gà nướng Tân Sơn (TP. Pleiku); du lịch sinh thái Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh và gạo Ba Chăm (huyện Mang Yang); Khu Du lịch Biển Hồ-Chư Đăng Ya (huyện Chư Pah); thịt bò một nắng (huyện Krông Pa)…

Huyện Chư Prông là địa phương đầu tiên của tỉnh tổ chức tập huấn, tư vấn chuyên đề về ý tưởng kinh doanh và hỗ trợ cộng đồng phát triển sản phẩm OCOP. Ông Nguyễn Văn Luyến-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện-cho hay: Huyện đã mời chuyên gia từ Hà Nội về tập huấn, tư vấn về ý tưởng kinh doanh và hỗ trợ cộng đồng ý tưởng phát triển sản phẩm. Tham gia tập huấn có 224 cán bộ phụ trách lĩnh vực nông nghiệp đang công tác ở các xã, hợp tác xã, cơ sở sản xuất và doanh nghiệp có sản phẩm đủ điều kiện tham gia chương trình OCOP. Đơn vị cũng đang tiếp nhận hồ sơ các sản phẩm để Hội đồng đánh giá cấp huyện tổ chức đánh giá trong tháng 8 này. Những sản phẩm đạt điểm theo quy định sẽ được gửi lên Hội đồng đánh giá cấp tỉnh.
Tham gia lớp tập huấn, tư vấn về chương trình OCOP, ông Trịnh Quang Hải-Chủ tịch Hội đồng Quản trị HTX Nông nghiệp Thảo Nguyên (xã Ia Phìn, huyện Chư Prông) cho biết: “Sau khi được các chuyên gia tập huấn và tư vấn về sản phẩm OCOP, chúng tôi đã chủ động làm hồ sơ đăng ký với Hội đồng đánh giá cấp huyện 2 sản phẩm do các thành viên của Hợp tác xã sản xuất là cao mật nhân và hạt mắc ca sấy. Việc đăng ký tham gia là cơ hội giúp thành viên Hợp tác xã biết sản phẩm của mình đạt được những tiêu chí nào để có hướng nâng tầm, quảng bá thành sản phẩm đặc trưng của địa phương”.  
Trao đổi với P.V, ông Y Nguyên-Phó Chi cục trưởng phụ trách Chi cục PTNT (Sở Nông nghiệp và PTNT) cho biết: “Sau khi tổ chức hội thảo chuyên đề OCOP, Sở Nông nghiệp và PTNT đã hướng dẫn các địa phương, hợp tác xã, cơ sở sản xuất và doanh nghiệp về quy trình triển khai thực hiện chương trình OCOP trên địa bàn. Bên cạnh đó, tham mưu giúp UBND tỉnh thành lập Hội đồng đánh giá sản phẩm OCOP cấp tỉnh, chuẩn bị các điều kiện và phương tiện tham quan học tập kinh nghiệm tại các tỉnh. Hiện nay, các địa phương đã giao Phòng Nông nghiệp và PTNT phân công cán bộ phụ trách chuyên về OCOP. Đặc biệt, các địa phương đã chủ động mời chuyên gia tư vấn, hỗ trợ cho cộng đồng phát triển sản phẩm đặc trưng của mình. Một số doanh nghiệp, hợp tác xã và cơ sở sản xuất đã đăng ký sản phẩm với Hội đồng đánh giá cấp huyện”. Cũng theo ông Nguyên, trong tháng 8 này, các huyện sẽ tiếp nhận hồ sơ sản phẩm để đánh giá. Đến tháng 9, những sản phẩm đạt điểm ở cấp huyện sẽ gửi về Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh để đánh giá xếp loại sản phẩm OCOP cấp tỉnh…
 NGUYỄN DIỆP

Có thể bạn quan tâm

Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

(GLO)- Mặc dù không có tên trong danh sách 20 sở, ngành được phân công kết nghĩa theo Chỉ thị số 13-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai nhưng Cục Quản lý thị trường tỉnh đã chủ động kết nghĩa với làng Chuk, xã Kon Thụp, huyện Mang Yang.
Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.
Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

(GLO)- Theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025, xã Kông Htok (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) có nhiều tiêu chí bị “rớt hạng”. Để không bị thu hồi quyết định, xã đang tập trung mọi nguồn lực để củng cố, nâng cao và hoàn thiện các tiêu chí.